0236.3650403 (128)

THIẾT KẾ SẢN PHẨM VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT


1 Thiết kế sản phẩm
Một trong những nguyên tắc cơ bản của thiết kế sản phẩm là phải thiết kế sản phẩm
sao cho người sử dụng có thể nhận biết được sản phẩm, hiểu được sản phẩm và biết sử dụng sản phẩm mà không cần có hướng dẫn, chỉ bảo gì thêm (hoặc chỉ dẫn không đáng kể). Theo nhiều tác giả, quá trình xem xét, lựa chọn và phát triển một ý tưởng thiết kế sản phẩm thành một dự án thiết kế sản phẩm cụ thể thường dựa vào 4 tiêu thức sau:
- Khả năng tiềm tàng của sản phẩm. Câu hỏi cần trả lời trước khi quyết định là sản
phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến đâu. Nếu khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng không tốt hơn trước đây hoặc không tạo ra được ưu thế cạnh tranh thì ý tưởng dù có hay cũng không phát triển ngay thành một dự án phát triển sản phẩm mới.
- Tốc độ phát triển sản phẩm: Cần phải xác định xem cần bao nhiêu thời gian để sản
phẩm có thể được đưa ra thị trường. Khoảng thời gian này thường bao gồm cả thời gian
nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, chế thử sản phẩm, rút kinh nghiệm đưa ra sản xuất đại trà và đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường. ở đây không chỉ là vấn đề thời gian dài hay ngắn,mà vấn đề ở chỗ sản phẩm có thể được đưa ra sớm hay muộn hơn so với đối thủ cạnh tranh và khi đưa ra thị trường, doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận siêu ngạch là bao nhiêu, có đáp ứng được yêu cầu thu hồi vốn hay không. Nếu các kết quả phân tích cho phép có câu trả lời tích cực thì phương án có thể được chấp thuận.
- Chi phí cho sản phẩm: Đây là chi phí cho toàn bộ các hoạt động từ khi nghiên cứu
triển khai, tiến hành sản xuất cho tới khi đưa đến tay người tiêu dùng. Yêu cầu chung cho
việc xem xét và cân nhắc là phải đảm bảo mức chi phí sao cho trong toàn bộ chu kỳ sống
của sản phẩm chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là thấp nhất.
- Chi phí cho chương trình phát triển sản phẩm: Chi phí này thường được coi là chi
phí thường xuyên dành cho công tác nghiên cứu. Việc cân nhắc tiêu thức này thường đòi hỏi phải so sánh xem tổng chi phí có vượt mức dự kiến trong ngân sách dành cho nghiên cứu hay không. Ngoài ra, chi phí này cần được so sánh với lợi nhuận lý thuyết thu được từ việc sản xuất kinh doanh sản phẩm được thiết kế. Về nguyên tắc, chi phí này được cao hơn lợi ích mà nó tạo ra.
2 Thiết kế công nghệ
Công nghệ là tập hợp các yếu tố phần cứng (máy móc, thiết bị) với tư cách là những
yếu tố hữu hình và phần mềm (phương pháp, bí quyết, kỹ năng, quy trình,...) với tư cách là những yếu tố hữu hình. Hiện nay, cùng với nguồn nhân lực, công nghệ được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Năng lực công nghệ ngày càng trở thành yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của mọi doanh nghiệp trên thị trường.
Khi quyết định lựa chọn công nghệ, người ta thường xem xét 4 yếu tố cạnh tranh chủ
yếu sau:
- Chi phí cung cấp sản phẩm cho thị trường;
- Tốc độ cung cấp sản phẩm cho thị trường;
- Chất lượng sản phẩm do công nghệ tạo ra;
- Tính linh hoạt của công nghệ.
Việc thiết kế công nghệ bao gồm cải tiến các công nghệ hiện có và thiết kế các công
nghệ mới. Trong đó thiết kế các công nghệ mới thường phức tạp, chỉ được thực hiện trong các công ty, tập đoàn có năng lực nghiên cứu mạnh, bao trùm nhiều lĩnh vực.
Trong việc thiết kế công nghệ mới, những vấn đề thường được đặt ra và đòi hỏi được
giải quyết là:
- Công nghệ cần thiết kế mới có khả năng được khai thác và sử dụng trong thời gian
bao nhiêu lâu, đó là khoảng thời gian tính từ khi đưa vào khai thác cho tới khi cần phải cải tiến và thay thế bằng công nghệ mới.
- Các công nghệ cần được thiết kế là sự cải tiến các công nghệ và sản phẩm đang được
khai thác, sử dụng, kinh doanh hay là những công nghệ, sản phẩm chưa được biết tới.
- Việc thiết kế các công nghệ và sản phẩm được thực hiện trên cơ sở những điều kiện
hiện có hay cần tạo ra những điều kiện bổ sung và doanh nghiệp/cơ sở nghiên cứu, thiết kế có thể tạo ra được những điều kiện đó không.
- Công nghệ, sản phẩm cần được thiết kế có thể được khai thác như thế nào, hiệu quả
dự kiến thu được ra sao.
- Sản phẩm và công nghệ cần được thiết kế có mối liên hệ như thế nào tới các công
nghệ và sản phẩm đang được khai thác, sử dụng tại cơ sở.
- Khi đã được nghiên cứu, thiết kế hoàn chỉnh, sản phẩm và công nnghệ mới có thể
được khai thác, kinh doanh bằng hình thức nào, theo con đường nào (đặc biệt là tự kinh
doanh hay chuyển giao cho đơn vị khác).
- Kinh phí dự kiến có vượt ngân sách nghiên cứu hay không.

LÊ HOÀNG THIÊN TÂN