0236.3650403 (128)

Thiết Kế Trò Chơi Trong Dạy Học Trực Tuyến


GV : Lê Thị Kiều My

 

  1. Đặt vấn đề

Khi giảng dạy online, nội dung giảng dạy cô đọng rất quan trọng để lượng kiến thức, nội dung bài giảng vừa đủ và trọng tâm với từng đối tượng sinh viên thì các nhiệm vụ học tập cần được chia nhỏ, giảng viên nên chuẩn bị thật kỹ các học liệu, sẵn sàng cho các hoạt động trong tiết dạy.

Đặc biệt để đỡ nhàm chán, tăng tính tương tác và hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức, giáo viên nên thiết kế sao cho đa dạng các hoạt động học tập, kết hợp hài hoà các hình thức học tập (kênh hình, kênh chữ, kênh tiếng, các trò chơi, thử thách, dự án nhỏ…); lên kế hoạch cụ thể cho các nhiệm vụ học tập (nhiệm vụ nào thảo luận, nhiệm vụ nào tự nghiên cứu, nhiệm vụ nào làm việc nhóm, …); tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các công cụ đánh giá xem sẽ áp dụng công cụ nào ở giai đoạn nào, tình huống nào...

Chúng ta biết rằng, Giảng dạy online thì công nghệ là yếu tố quan trọng. tiết dạy sẽ đạt hiệu quả và hấp dẫn hơn khi chúng ta biết sử dụng những công cụ, công nghệ giảng dạy đúng, đủ và đạt nhất, từ đó sẽ có được những kết quả và sự đổi mới nhất định. Đúng đối tượng là khi chúng ta áp dụng công nghệ và công cụ phù hợp nhất với từng nhóm, lớp sinh viên, từng môn học khác nhau….

            Đủ thời gian, kiến thức là chọn lựa và sử dụng công nghệ, công cụ một cách hợp lý, tránh việc lạm dụng chúng trong bài giảng. Để làm được việc này, người dạy cần phải làm tốt việc phân phối thời gian hợp lý cho từng nội dung kiến thức và các hoạt động học tập. 

            Theo đó, trò chơi trong dạy học trực tuyến là một công cụ khá phù hợp với hoạt động dạy học trong bối cảnh ngày nay, nhằm tăng tương tác, tăng tính tích cực của các bạn sinh viên trong quá trình học tập.

  1. Các công cụ để thiết kế trò chơi dạy học trực tuyến hiện nay
  2. Kahoot (2013): teacher – paced: giáo viên là người điều khiển tiến độ trò chơi, sinh viên là người trả lời câu hỏi.
  3. Quizizz (2015): student – paced:  sinh sẽ tự chơi theo tiến độ riêng với các câu hỏi hiện trên thiết bị của mình.
  4. Hiện nay: K và Q đều thực hiện được 2 tổ chức cách chơi như nhau. Cả 2 đều có nhiều loại câu hỏi (nhiều lựa chọn, tự luận, điền chỗ trống, bình chọn lấy ý kiến, câu hỏi mở, v..v.v.)
  5. K: có nhiều chế độ tạo câu hỏi, nếu tài khoản miễn phí chỉ tạo trắc nghiệm và đúng sai. Còn Q thì nhiều được lựa chọn. Q có nhiều tính năng ưu việt hơn.
  6. Quizlet (2012): lâu năm, chơi ngay trong thẻ ghi nhớ mà đã tạo. Quizlet không có giới hạn về số người chơi và tài khoản, nhưng chỉ phù hợp với những môn học có nhiều khái niệm, từ vựng, đáp án, và lại không phù hợp lớp học có nhiều trình độ khác nhau, bởi vì khi 1 SV trả lời đúng và nhanh nhất thì trò chơi được đóng lại.
  7. Gimkit: gây hứng thứ, các trò chơi sáng tạo và phong phú. Trả lời câu hỏi ở màn hình.
  8. Blooket: giống Gimkit ở sáng tạo, chỉ cần soạn 1 bộ dữ liệu thì có thể tạo ra chế độ chơi sáng tạo.
  9. Wordwall: cải thiện trò chơi của những APP trên, mà tạo trò chơi, gửi link sinh viên, chấm đúng sai, số lượng trò chơi khổng lồ, trắc nghiệm, đúng sai, quay số, phân nhóm, ô chữ, sắp xếp câu,v.v.v. Chỉ tạo 1 bộ nội dụng câu hỏi rồi thay đổi theo nhiều loại tổ chức chơi.
  10. Livewordsheet, nearpod