0236.3650403 (128)

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


Đỗ Văn Tính – Khoa QTKD

 

I. Giới thiệu tổng quan về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

FDI là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, tự thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh cho riêng mình, đứng chủ sở hữu, tự quản lí, khái thác hoặc thuế người quản lí, khai thác cơ sở này, hoặc hợp tác với đối tác nước sở tại thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh và tham gia quản lí, cũng với đối tác nước sở tại chia sẻ lợi nhuận và rủi ro. FDI ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ những FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế. FDI trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển, những nước công nghiệp mới hay những nước trong khối OPEC và những nước phát triển cao.

Bản chất của FDI là: Có sự thiết lập về quyền sở hữu về tư bản của công ty một nước ở một nước khác; Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lí các nguồn vốn đã được đầu tư; Có kèm theo quyền chuyên giao công nghệ và kỹ năng quản lí; Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia; Gắn liên với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.

Vai trò của FDI. Hoạt động FDI có tình hai mặt với nước đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư đều có tác động tiêu cực và tác động tích cực.

Trước hết đối với nước đi đầu tư( nước chủ nhà) FDI có vai trò chủ yếu sau:

Tác động tích cực

Do đầu tư là người nước ngoài là người trực tiếp điều hành và quản lí vốn nên họ có trách nhiệm cao, thường đưa ra những quyết định có lợi cho họ. Vì thế họ có đảm bảo hiệu quả của vốn FDI. đầu tư nước ngoài mở rộng được thị trường tiêu thị sản phẩm nguyên liệu, cả công nghệ và thiết bị trong khu vực mà họ đâù tư cũng như trên thế giới. Do khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn nên có thể mở rộng quy mô, khai thác được lợi thế kinh tế của quy mô từ đó có thể nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm. Tránh được các hàng rào bảo hộ mâu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư với thông qua FDI chủ đầu tư hay doanh nghiệp nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của mình nằm trong lòng nước thì hành chính sách bảo hộ.

Tác động tiêu cực

Khi các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nứơc sẽ mất đi khoản vốn đầu tư, khó khăn hơn trong việc tìm nguồn vốn phát triển cũng như giải quyết việc làm. do đó trong nước có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái, vì thế mà nước chủ nhà không đưa ra những chính sách khuyên khích cho việc đầu tư ra nước ngoài. đâù tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong môi trường mới về chính trị, sự xung đột vũ trang của các tổ chức trong các quốc gia hay những tranh chấp nội bộ của quốc gia hay đơn thuần chỉ là sự thay đổi trong chính sách và pháp luật của quốc gia tiếp nhận… tất cả những điều đó đều khiến cho các doanh nghiệp có thể rời vào tình trạng mất tài sản cơ sở hạ tầng. Do vậy mà họ thường phải đầu tư vào các nước ổn định về chính trị cũng như trong chính sách và môi trường kinh tế.

Đối với nước tiếp nhận đầu tư thì hoạt động FDI có tác động:

Tác động tích cực

Nhờ nguồn vốn FDI đầu tư mà có thể có điều khiến tốt để khai thác tốt nhất các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí. Bởi các nước tiếp nhận thì thường là nước đang phát triển có tài nguyên song không biệt cách khai thác.

Tạo điều kiện để khai thác được nguồn vốn từ bên ngoài do không quy định mức vốn góp tối đa mà chỉ quyết định mức vốn góp tối thiểu cho nhà đầu tư.

Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài hay cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài và tiếp thu được kỹ thuật công nghệ hiện đại hay tiếp thu được kính nghiệm quản lí kinh doanh của họ.

Tạo điều kiện để tạo việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao đời sống nhân dân.

Khuyến khích doanh nghiêp trong nước tăng năng lực kinh doanh, cải tiến công nghệ mới nâng cao năng suất chất lượng giảm giá thành sản phẩm do phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, một mặt khác thông qua hợp tác với nước ngoài có thể mở rộng thị trường thông qua tiếp cận với bạn hàng của đối tác đâù tư.

Tác động tiêu cực

Nếu không có quy hoạch cụ thể và khoa học, có thể đầu tư tràn lan kém hiệu qua, tài nguyên thiên nhiên có thể bị khai táhc bừa bại về sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiệm trọng

Môi trường chính trị trong nước có thể bị ảnh hưởng, các chính sách trong nước có thể bị thay đổi do khi đầu tư vào thì các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động quan chức địa phường theo hướng có lợi cho mình.

Hiệu quả của đầu tư phụ thuộc vào nước tiếp nhận có thể tiếp nhận từ các nước đi đầu tư những công nghệ thiết bị lạc hậu không phù hợp với nền kinh tế gây ô nhiễm môi trường.

Các lĩnh vực và địa ban đầu tư phục thuộc vào sự lựa chọn của nhà đầu tư nước ngoài mà không theo ý muốn của nước tiếp nhận. Do vậy việc bổ trí cơ cấu đầu tư sẽ gặp khó khắn sẽ tạo ra sự phát triển mất cân đối giữa các vùng.

Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước do quá trình cạnh tranh nên nhiều doanh nghiệp trong nước bị phá sản. hay ảnh hưởng tới can cần thành toán quốc tế do sự di chuyển của các luồng vốn cũng như luồng hàng hoá ra vào trong nước.

II. Thu hút vốn đầu tư vào KCN, KCX, các khu kinh tế ven biển (KKT) ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để tạo bước đột phá đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta khi đề ra chủ trương hình thành và phát triển các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX). Nhờ có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư thông thoáng, trong 20 năm xây dựng và phát triển, KCN, KCX là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần quan trọng vào quy mô và chất lượng dòng vốn FDI trên cả nước.

Bên cạnh KCN, KCX, các khu kinh tế ven biển (KKT) qua 8 năm xây dựng và phát triển cũng đã có đóng góp nhất định vào thu hút vốn FDI. 

Đóng góp của các KCN, KCX, KKT trong thu hút FDI thể hiện ở một số kết quả chủ yếu sau đây:

Thu hút một lượng lớn vốn FDI, chiếm tỷ trọng đáng kể trong FDI cả nước. Tính đến hết năm 2011, các KCN, KCX, KKT trong cả nước đã thu hút được gần 4.500 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 90 tỷ USD, chiếm 46% tổng vốn FDI của cả nước. Hàng năm, vốn FDI vào KCN, KCX, KKT chiếm từ 35-40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước. Nếu xét riêng về thu hút FDI trong ngành công nghiệp, thì các dự án FDI sản xuất công nghiệp trong KCN, KCX, KKT chiếm gần 80% tổng vốn FDI vào ngành công nghiệp cả nước.

Góp phần cải thiện hàm lượng công nghệ trong cơ cấu đầu tư, chất lượng dòng vốn FDI cả nước. Cùng với dòng vốn FDI trong KCN, KCX, các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại trong những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu kém và cần khuyến khích phát triển như cơ khí chính xác, điện tử. Các KKT cũng thu hút được những dự án quy mô lớn trong những lĩnh vực công nghiệp cơ bản như luyện kim, đóng tàu, lọc hóa dầu, cơ khí nặng...

Đặc biệt, thông qua mối quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài, vị thế, sức hấp dẫn đầu tư, năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện.

Thu hút và đào tạo đội ngũ lao động. Các doanh nghiệp FDI trong KCN, KCX, KKT đã thu hút một lực lượng lớn lao động, trong đó có một phần đáng kể lao động khu vực nông thôn. Tính đến tháng 12/2011, các KCN, KCX, KKT đã giải quyết việc làm cho 1,8 triệu lao động trực tiếp, trong đó khoảng 50% thuộc các doanh nghiệp FDI. Qua làm việc cho doanh nghiệp FDI, lực lượng lao động của Việt Nam được đào tạo, rèn luyện kỹ năng, trình độ, tác phong của nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại, hình thành đội ngũ lao động nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cơ chế, chính sách quản lý KCN, KCX, KKT từng bước được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi thu hút dòng vốn FDI. Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 đã hoàn thiện thêm một bước cơ chế, chính sách đối với KCN, KCX, KKT, thống nhất các quy định liên quan tới KCN, KCX nằm rải rác ở các văn bản pháp luật trước đây vào một văn bản. Nghị định đã cụ thể hóa chủ trương tăng cường phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý KCN, KKT thực hiện đầu mối quản lý nhà nước đối với các KCN, KCX, KKT trên các lĩnh vực. Quá trình triển khai phân cấp, ủy quyền đã từng bước kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước KCN, KKT theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, giải quyết kiến nghị, vướng mắc của nhà đầu tư một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, các KCN, KCX, KKT cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế chung của dòng vốn FDI trên cả nước, trong đó những hạn chế chủ yếu là:

Hàm lượng công nghệ, tính phù hợp về ngành nghề trong cơ cấu đầu tư chưa cao. Các địa phương và chủ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN vẫn ưu tiên tập trung thu hút đầu tư theo kiểu lấp đầy KCN, chưa thực sự chú trọng tới cơ cấu ngành nghề, công nghệ, yếu tố môi trường của các dự án đầu tư vào KCN. Do đó, cơ cấu đầu tư trong các KCN chưa thực sự hợp lý, hàm lượng công nghệ cao trong các KCN, KKT còn hạn chế, tính liên kết ngành (clustering) của các KCN chưa chặt chẽ.

Tốc độ thu hút FDI vào KCN, KCX, KKT những năm gần đây có xu hướng giảm sút. Số lượng dự án và vốn FDI vào KCN, KCX, KKT vẫn duy trì tỷ lệ cao so với FDI cả nước, tuy nhiên tốc độ gia tăng hàng năm không cao, chưa thực sự tương xứng với quy mô và quỹ đất công nghiệp hiện tại của các KCN, KCX, KKT.  

Tỷ lệ và tốc độ giải ngân vốn FDI vào KCN, KCX, KKT chưa đạt yêu cầu. Đến cuối năm 2011, đã có hơn 4.100 dự án FDI đầu tư vào KCN, KCX với tổng vốn đầu tư đạt 24,5 tỷ USD, chiếm khoảng 42% tổng vốn FDI đăng ký. Từ năm 2005 đến 2007, vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới tăng nhanh. Tuy nhiên, sau năm 2008, do khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới, cùng với những bất ổn của thị trường trong nước, tỷ lệ giải ngân vốn FDI trong các KCN, KCX tuy cao hơn so cả nước nhưng vẫn ở mức thấp.

Những hạn chế nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan từ bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước, từ phía cơ quan quản lý Nhà nước và nhà đầu tư. Một số nguyên nhân chủ yếu là:

- Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, biến động của thị trường quốc tế và trong nước gây khó khăn cho các nhà đầu tư hoạt động đầu tư kinh doanh.

- Kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN đã được quan tâm đầu tư nhưng về cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư. Một số KKT, KCN, KCX chậm triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc xây dựng kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ.

- Mặc dù nước ta có nguồn lao động dồi dào, lợi thế về giá nhân công thấp, tuy nhiên lợi thế này đang giảm dần; nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu.

- Chính sách về ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư hạ tầng, dự án sản xuất kinh doanh trong các KCN, KCX không ổn định và hiện nay đã giảm sút nhiều so với quy định trước đây, đặc biệt là các ưu đãi liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu. Bên cạnh đó, quy định về giá đất, hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng còn chưa hợp lý, làm tăng chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng.

- Các chương trình xúc tiến đầu tư chưa được xây dựng đồng bộ, thống nhất với định hướng thu hút đầu tư ưu tiên gắn với lợi thế so sánh và điều kiện phát triển thực tế của các địa phương; sự thống nhất, đồng bộ trong các chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư giữa các cơ quan Trung ương và địa phương còn hạn chế.

- Một số nhà đầu tư hạn chế về năng lực tài chính, đăng ký đầu tư với mục tiêu giữ đất chờ cơ hội, trong khi công tác thẩm tra cấp phép và quản lý đầu tư chưa thực sự chặt chẽ, nên các dự án chậm triển khai, không có khả năng triển khai.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, tiếp tục phát huy vai trò của KCN, KCX, KKT trong thu hút vốn FDI, trong giai đoạn tới cần thực hiện những định hướng cơ bản sau đây:

Một là: Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng KCN, KKT, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án FDI hoạt động. Nâng cao chất lượng xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo hướng xây dựng một cách đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với hệ thống tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho KCN; gắn kết cấu hạ tầng trong hàng rào vào ngoài hàng rào KCN, hướng tới hình thành nhiều KCN có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực. Tập trung nguồn vốn đầu tư, ưu tiên cho các KKT có nhiều tiềm năng, thuận lợi để sớm hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát huy hiệu quả thu hút đầu tư phát triển KKT.

Hai là: Tập trung ưu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ tiên tiến, thâm dụng vốn, thân thiện với môi trường, các ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển và có lợi thế của Việt Nam. Tăng cường tính liên kết ngành trong phát triển KCN để hình thành các KCN liên kết ngành (clusters) nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, dần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp trong tổng giá trị gia tăng của địa phương.

Ba là: Hợp tác với các đối tác chiến lược có trình độ phát triển công nghệ tiên tiến, thí điểm xây dựng một số KCN chuyên sâu để thu hút vốn đầu tư, công nghệ phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn mà Việt Nam có thể mạnh, đặc biệt ưu tiên các ngành công nghệ hỗ trợ. Bên cạnh đó, hình thành hệ thống các KCN có quy mô vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển công nghiệp tại khu vực nông thôn, miền núi, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn.

Bốn là: Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư vào KCN, KKT thống nhất trên phạm vi cả nước, tập trung xúc tiến đầu tư theo vùng để tăng cường hiệu quả, tránh chồng chéo. Thực hiện xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên một số đối tác lớn, quan trọng và những ngành nghề, lĩnh vực lợi thế của Việt Nam. 

Năm là: Hoàn thiện cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư để thu hút FDI. Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách hiện hành về KCN, KKT theo hướng tăng cường phân cấp, ủy quyền từ Trung ương tới địa phương, gắn chặt với cơ chế phân công trách nhiệm và phối hợp rõ ràng, minh bạch giữa các cơ quan Trung ương và địa phương; có cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên với các chế tài xử phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm. Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước ở cấp Trung ương và địa phương, đảm bảo đủ thẩm quyền và nguồn lực để quản lý các KCN, KKT theo hướng một cửa, một đầu mối và tương xứng với vai trò vị trí ngày càng quan trọng của các KCN, KKT trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

1.   Những nguyên lý của kinh tế học (tập 2, 2002) - NXB Thống kê

2.   TS. Trương Tấn Diệp (2001) – Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - NXB Thống kê

3.   N.Gregory Mankiw (7th), Harvard University, Macroeconomics

4.   http://www.gso.org

5.   http://www.wikipedia.com

6.   https://voer.edu.vn