0236.3650403 (128)

Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng có vốn nhà nước hiện nay


Mặt dù hiện nay, hầu hết các ngân hàng quốc doanh (ngân hàng nhà nước) đã được cổ phần hóa trừ ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN, nhưng số vốn góp của nhà nước vẫn chiếm trên 50%. Vì vậy chúng ta có thể gọi những ngân hàng này là ngân hàng thương mại có vốn nhà nước.
Tình hình nợ xấu của các ngân hàng có vốn nhà nước theo qui định493/ 2005/ QĐ-NHNN được tổng hợp từ các báo cáo của các ngân hàng, (trong đó ngân hàng Agribank và Vietinbank là phân loại nợ theo điều 6, ngân hàng BIDV và Vietcombank là phân loại nợ theo điều 7 của quyết định) như sau:
Biểu đồ 1: Tỷ lệ nợ xấu của 4 ngân hàng
ĐVT: %
 
Inline image
 
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm tác giả từ báo cáo tài chính của các NHTM
Nhìn vào biểu đồ, chúng ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng này ngày càng gia tăng đặc biệt là ngân hàng Agribank với tỷ lệ nợ xấu năm 2013 lên đến 9,83% và đang đặt trong tình trạng báo động với con số an toàn cho khối ngân hàng này là 5%. Các ngân hàng còn lại tuy nợ xấu có gia tăng nhưng vẫn nằm ở ngưỡng dưới 3% theo qui định danh cho khối ngân hàng ngoài quốc doanh.
Cụ thể, các ngân hàng có vốn nhà nước xử lý nợ xấu như sau:
Ø Ngân hàng Vietinbank: Trong thời gian qua, Viettin bank đã tích cực xử lý các khoản nợ không sinh lời, nợ xấu với những giải pháp tích cực để xử lý tối ưu nhất. Với những khách hàng còn khả năng phát triển hoạt động kinh doanh, nếu có phương án khắc phục được khó khăn thì Vietinbank có thể cùng với doanh nghiệp xây dựng phương án để vượt qua khó khăn đó, đồng thời, ngân hàng cũng sẽ xem xét và tái cơ cấu lại các khoản nợ cho doanh nghiệp, có thể điều chỉnh lại thời hạn cho vay, kì hạn trả nợ cũng như lãi suất. Với những khoản nợ mà không còn có những biện pháp để có thể tái cơ cấu, Viettin bank áp dụng những biện pháp cụ thể, kiên quyết xử lý, thu hồi nợ trên tinh thần chủ động phối hợp với khách hàng, Trong trường hợp cần thiết, có thể phối hợp với cơ quan pháp luật.
Ø Ngân hàng BIDV:   Ngân hàng BIDV đã cho thực hiện các giải pháp mang tính chất thực tiễn và khả thi như gia hạn nợ, đảo nợ, … hay bán nợ cho các công ty mua nợ xấu như VAMC,…Và những biện pháp trên đều hướng vào các nhóm nợ xấu để thấy rằng, các nhóm nợ 2, 3 và 4 đều giảm mạnh trong năm 2013. Với những cố gắng trên, ngân hàng BIDV đã giảm tỷ lệ nợ xấu từ 2.91% (năm 2012) xuống chỉ còn 2.52% (năm 2013).
ØNgân hàng Vietcombank: ngân hàng tiến hành phân nhóm các khoản nợ dựa trên các yếu tố định tính và định lượng. Qua đó thường xuyên đánh giá rủi ro của các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp. Các khoản cho vay và ứng trước khách hàng sẽ được VCB xử lý bằng nguồn dự phòng khi được xếp vào nhóm 5 hoặc khi khách hàng tuyên bố phá sản hoặc khách hàng bị chết hoặc mất tích. Bên cạnh đó, VCB còn xây dựng chính sách và ban hành các quy định liên quan công tác quản lý rủi ro tín dụng, xây dựng các quy trình tín dụng, thực hiện ra soát rủi ro tín dụng, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng  nội bộ và phân loại nợ, phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tín dụng. Sử dụng các quỹ trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng. Bán nợ cho VAMC. Giá bán là số dư nợ gốc của khách hàng vay chưa trả trừ đi số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập.
Ø Ngân hàng Agribank: Để xử lý tình trạng nợ xấu đang ở mức cao, Agribank cũng đã sử dụng nhiều các biện pháp đồng bộ để xử lí nợ xấu, bao gồm: đẩy mạnh các giải pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm dẫn đến nợ xấu gia tăng; Hạn chế cho vay ở nhóm bất động sản, sàn lọc thật cụ thể trước khi lựa chọn dự án cho vay. Trật tự ưu tiên hỗ trợ bất động sản của Agribank tập trung vào các dự án của chính mình đã giải ngân. Với những dự án này, ngân hàng và chủ đầu tư cùng tập trung thẩm định lại, xác định phương án đầu ra, sau đó ngân hàng mới cơ cấu lại các khoản nợ cũ và tiếp tục giải ngân thêm; Điều hành linh hoạt trên cơ sở bám sát định hướng, chỉ đạo của chính phủ, giữ tốc độ tăng trưởng ổn định.
Tuy đã áp dụng tất cả các biện pháp xử lý nợ xấu, từ sắp xếp nợ cho đến gia hạn nợ, phát mãi tài sản, khoanh nợ, xóa nợ…. Nhưng nợ xấu của các ngân hàng này vẫn gia tăng, điều này cho thấy các ngân hàng vẫn chưa xử lý triệt để các nguyên nhân phát sinh nợ xấu cũng như các công cụ để xử lý nợ xấu. Nhìn chung, nợ xấu của các ngân hàng có vốn nhà nước phát sinh tập trung vào các nguyên nhân chính về phía ngân hàng như sau:
-        Các tổ chức tín dụng theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế và chậm được cải thiện. Vốn tín dụng trong thời gian qua tập trung đầu tư quá nhiều vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng và giá bất động sản giảm sâu kéo theo nợ xấu cho vay lĩnh vực này tăng nhanh.
-        Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong một thời gian dài chưa phát huy hiệu quả cao trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng, nhất là các vi phạm quy định hạn chế cấp tín dụng và đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.
-        Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, đầu vào, đầu ra và nguồn thu để có những đưa ra mức cho vay và cách thức giám sát phù hợp. Dẫn đến không phát hiện được những khó khăn của doanh nghiệp, để đến khi kinh doanh thua lỗ, không tạo được nguồn thu để trả nợ ngân hàng thế nên tạo nên nợ xấu.
-        Áp lực cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước: Áp lực này chủ yếu đối với các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu của nhà nước.
 
-        Sự thiếu thông tin trong khâu thẩm định các hợp đồng tín dụng, kết hợp với sự suy thoái về đđức của một số cán bộngành ngân hàngnăng lực chuyên môn của cán bộ chưatheo kịp với tốc độ phát triển của ngành ngân hàng, các khâucủa quy trình tín dụng còn phát sinh khá nhiều tiêu cực như khâu thẩm đnh, xét duyt và theo dõi c khon vay…. làm cho ngân hàng đưa ra các quyết định sai lầm. Các ngân hàng vẫn chưa có sự liên thông với các cơ quan thuế, hải quan để kiểm chứng được các thông tin tài chính của ngân hàng.
 
 
NGUYEN THI  TUYEN NGON
Duy Tân UNIVERSITY
Tel: 0906 575588