0236.3650403 (128)

THUYẾT TRÌNH (PHẦN 2)


2.     Tư thế

Khi bạn được mời lên bục, hãy bước ra một cách chững chạc, không quá nhanh, không chậm rãi và đứng trước bục thoải mái. Đừng nhìn xuống sàn và không ngó lên trần bạn hãy đưa mắt quan sát một vòng qua thính giả, tạo nên sợ dây giao lưu tình cảm đầu tiên với họ. Buông hai tay thanh thản, tự nhiên và đặt tờ ghi chú của bạn lên bàn giảng. Không bồn chồn, hồi hộp, bạn hãy cố gắng thở đều đặn, sâu, nhẹ nhàng. Khi nói, thỉnh thoảng bạn nên dùng tay làm các cử dộng vừa phải, minh hoạ cho ý của mình, nhưng nhất thiết không vung tay quá mạnh hoặc múa tay. Múa may thái quá khiến cho bạn trở thành anh hề vụng dại và lố bịch dưới con mắt của thính giả. Nếu có sẵn micro bạn hãy điều chỉnh đúng tầm và để cách miệng bạn chừng 20-25cm, bảo đảm âm phát ra vừa phải. Để micro quá xa hoặc quá gần, tiếng nói của bạn sẽ yếu hoặc rồ lên rất khó chịu. Có thể bạn hơi hồi hộp, hoặc trống ngực đập mạnh, không hề gì, đó là chuyện bình thường. Sự hồi hộp của bạn, nếu có, thính giả cũng không dễ cảm nhận được, một khi bạn không tự bộc lộ trên sắc diện, hoặc tái mét hoặc đỏ bừng, hoặc cử động vụng về. Thực tế, những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, một chút hồi hộp có thể tạo ra sự phấn khích cho một số diễn giả phát huy cảm hứng hoặc ngẫu hứng.

Nói chung, hãy tin vào thiện chí của đám đông. Chỉ sau vài phút, nhất là đối với cuộc thuyết trình lần đầu tiên trong đời, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn tự nhiên, hoà nhập với khung cảnh, phát triển niềm tin về bản lĩnh của mình và cuộc thuyết trình sẽ diễn biến thuận lợi.