0236.3650403 (128)

Tiến trình Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp còn chậm


12/2015 - HÀ NỘI - Cổ phần hóa Tập đoàn kinh tế và tổng công ty thuộc Bộ Công Thương đã tiến triển chậm chạp vì Bộ muốn giữ tỷ lệ phần trăm quyền sở hữu cao tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN - SOE).

Sở hữu nhà nước ở mức cao đã hạn chế các nhà đầu tư mua lại cổ phần của doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ. Các doanh nghiệp nhà nước có lợi nhuận cao đã bán cổ phần cho khối tư nhân trong quá khứ bao gồm Tập đoàn bia, rượu và nước giải khát Sabeco, Tập đoàn bia, rượu và nước giải khát Hà Nội Habeco và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrolimex). Tuy nhiên, vốn của Nhà nước vẫn còn cao, ở mức trên 80%.

Do đó, nhà đầu tư không xem những doanh nghiệp này như những công ty sở hữu bởi các cổ đông, theo Ban Chỉ đạo của Bộ Ðổi mới và Phát triển doanh nghiệp.

Phan Đăng Tuất, người đứng đầu của Ủy ban, cho biết Nhà nước chỉ muốn bán khoảng 20% tổng số cổ phần, nhưng các nhà đầu tư thường không mua nếu số cổ phần trên nhỏ hơn 51%.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng quan điểm của ông Tuất, nói rằng một yếu tố quyết định bán cổ phần thành công tại doanh nghiệp chính là quyền sở hữu nhà nước.

Ông Vương đã yêu cầu các cơ quan có liên quan xem xét QĐ 37/TT để quyết định những doanh nghiệp nào cần giữ lại hoặc những doanh nghiệp nào cần bán cổ phần nhà nước.

Hơn 300 doanh nghiệp thuộc Bộ đã niêm yết từ năm 2005 và hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sabeco, Habeco và Petrolimex cũng đã cổ phần hóa nhưng bán cổ phần tại các doanh nghiệp này đã chậm lại và tỷ lệ sở hữu nhà nước vẫn còn cao.

Sau năm 2015, Bộ sẽ nắm giữ tất cả vốn Nhà nước tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam, Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Bộ kế hoạch bán cổ phần nhiều hơn và hạ thấp tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ tại Petrolimex 65-75% và Sabeco là dưới 50%.

Giảng viên: Huỳnh Tịnh Cát