0236.3650403 (128)

TÍNH KẾ HOẠCH TRONG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


Trước thềm xu thế phát triền mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường định hướng  xã hội Chủ nghĩa, đa số các quốc gia trên thế giới đều thiết lập cho mình những mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội dựa vào các nguồn lực trong nước và nước ngoài. Điều này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hóa.Để trở thành một nước có nền kinh tế phát triển thì bất kì quốc gia nào cũng phải có nguồn lực chủ đạo. Một trong những nguồn lực đó là Ngân sách nhà nước.

Ngày nay khi nền kinh tế thị trường lên ngôi, một Nhà nước muốn duy trì quyền lực của mình  thì phải đảm bảo một sự phát triểu ngày càng lớn mạnh cho đất nước. Để hoàn thành nhiệm vụ này, nhà nước phải sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ đắc lực điều tiết vĩ mô của nền kinh tế,tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội giúp đảm bảo chọ thu nhập cho người dân.. Hiệu quả của việc sử dụng này thông qua thu chi trong cơ cấu ngân sách.

 Ngân sách Nhà nước là cán cân của một quốc gia, nó chi phối hầu như toàn bộ hoạt động của nhà nước. Có ngân sách thì nhà nước mới hoạt động được, mới thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Ngân sách Nhà nước còn là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ với tổng sản phẩn xã hội và thu nhập quốc dân cùng mối quan hệ khăng khít với tất cả các khâu của hệ thống tài chính. Trong những năm vừa qua thì vai trò của Ngân sách Nhà nước Việt Nam đã được thể hiện rõ trong việc giúp Nhà nước hình thành  các quan hệ góp phần kiểm soát lạm phát, tỷ lệ lãi suất thích hợp để từ đó làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.

Ngân sách Nhà nước chính là một kế hoạch tài chính khổng lồ của quốc gia, trong đó các khoản thu và chi tiền tệ của quốc gia trong một tài khóa. Ngân sách Nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người hưởng thụ, các lợi ích đó là cho ai, thuộc thành phần kinh tế hay đẳng cấp xã hội nào.

Với tầm quan trọng của ngân sách Nhà nước và để nó hoạt động hiệu quả, điều này đòi hỏi Nhà nước cần phải lên kế hoạch cụ thể, bởi vì:

·     Bản chất của ngân sách Nhà nước chính là bảng dự toán thu-chi của Nhà nước. Dự toán bao gồm nội dụng công tác kế hoạch, chính là  đưa ra những dự tính để lường trước những khả năng và thực hiện về thu chi trong một khoảng thời gian trong tương lai.

·     Hoạt động thu- chi ngân sách Nhà nước rất phong phú, đa dạng, phát sinh thường xuyên liên tục. Vì vậy, Nhà nước cần phải vạch ra kế hoạch, đo lường và dự báo để giúp cho ngân sách Nhà nước được chủ động trong công tác tổ chức điều hành ngân sách, đáp ứng hoàn thành tốt nhiệm vụ và chức năng của mình.

Quyết định dự toán ngân sách tại Quốc hội là một điểm nhấn mạnh trọng trong quá trình ngân sách. Một quy trình quyết đinh dự toán ngân sách tại Quốc hội gồm 3 bước chính:

  Lập dự toán:là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của quá trình quản lý ngân sách. Lập ngân sách thực chất là lập dự toán các khoản thu chi ngân sách trong 1 năm ngân sách.

Mục tiêu của lập NSNN:

·     Dự toán thu, chi ngân sách phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn, định mức trong chế độ chính sách của Nhà nước và sự vận động kinh tế, xã hội.

·     Dự toán thu chi ngân sách phải được tiến hành đúng trình tự và thời gian quy định.

·     Dự toán thu chi phải đảm bảo mối quan hệ đúng đắn giữa chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị trong sự biến động của cung cầu và giá cả.

Phương pháp lập dự toán:

·      Cách tiếp cận từ trên xuống: xác định nguồn lực có sẵn cho chỉ tiêu công cộng trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô, chuẩn bị thông tư hướng dẫn lập ngân sách, hình thành sổ kiểm tra thu, chi cho các Bộ, các địa phương…, thông bán số kiểm tra

·      Các tiếp cận từ dưới lên: các Bộ, các địa phương, đơn vị để xuấ ngân sách của mình trên cơ sở đã hướng dẫn ở trên.

·      Trao đổi, đàm phán, thương lượng giữa các Bộ, đơn vị với cơ quan tài chính là quá trình quan trọng để xác định dự toán ngân sách cuối cùng trình lên cơ quan lập pháp, trên cơ sở đạt được sự thống nhất giữa mục tiêu và nguồn lực sẵn có.

Các căn cứ lập dự toán:

·     Lập dự toán phải dựa  vào phương hướng, chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của Đảng và Nhà nước trong thời kì đó.

·     Lập dự toán ngân sách phải dựa vào hệ thống các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức thu chi của NSNN.

·     Lập dự toán ngân sách nhà nước phải căn cứ vào kết quả phân tích việc thực hiện ngân sách trong thời gian qua.

 Chấp hành ngân sách

Tổ chức chấp hành ngân sách Nhà nước bao gòm tổ chức thu ngân sách Nhà nước và tổ chức chi ngân sách Nhà nước.

·        Tổ chức chấp hành dự toán thu

Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán ngân sách quý chi tiết  theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu, gửi cơ quan tài chính cuối quý trước. Cơ quan thu bao gồm: cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính và các cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ ngân sách. Về nguyên tắc, toàn bộ các khoản thu của ngân sách Nhà nước phải nộp trực tiép vào Kho bạc Nhà nước , trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kì nộp vào KBNN theo quy định.

- Mục tiêu: trên cơ sở không ngừng bồi dưỡng phát triển nguồn thu, tìm mọi biện pháp động viên khai thác để đảm bảo tỷ lệ động viên chung mà Quốc hội đã phê chuẩn.

Để đạt được mục tiêu đó, việc tổ chức chấp hành dự toán thu phải thực hiện  đồng bộ các biện pháp sau:

·     Xác lập và hoàn thiện hệ thống chính sách chế độ thu thích hợp, vừa đảm bảo khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển vừa đảm bảo mức động viên của NSNN.

·     Nâng cao công tác tuyên truyền làm cho mọi công dân thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thức hiện nghĩa vụ đối với NSNN.

·     Đổi mới và hoàn thiện công tác quản lí thu từ khâu lập kế hoạch, giao kế hoạch thu, đến khâu tổ chức công tác đôn đốc thu nộp, công tác thống kê kế toán thu.

·     Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ của các bộ quản lý thu, đồng thời xử lí mối quan hệ giữa cơ quan chức năng liên quan đến công tác thu nộp của NSNN.

·        Tổ chức chấp hành dự toán chi

-  Mục tiêu: Đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí của NS cho mọi hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các chương trình kinh tế xã hội đã được phê chuẩn trong năm ngân sách.

Để đạt được mục tiêu đó, việc chấp hành dự toán chi cần phải thực hiện các yêu cầu cơ bản sau:

·     Thực hiện việc cấp phát kinh phí trên cơ sở hệ thống các định mức tiêu chuẩn.

·     Đảm bảo việc cấp phát kinh phí theo kế hoạch được duyệt.

·     Thực hiện nguyên tắc thanh toán trực tiếp, nghĩa là mọi khoản kinh phí chi trả từ ngân sách phải do kho bạc trực tiếp thanh toán.

·     Đổi mới phương hướng cấp phát vốn của NSNN theo hướng nhanh gọn, dễ kiểm tra.

- Tổ chức chi ngân sách Nhà nước gồm các khâu:

·     Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách: các đợn vị dự toán cấp 1 sau khi nhận được dự toán của cấp trên giao, tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Dự toán chi ngân sách bao gồm chi thường xuyên và dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản.

·     Lập nhu cầu chi quý: trên cơ sở dự toán năm được giao, các đơn vị sử dụng ngân sách lập nhu cầu chi ngân sách quý chi tiết theo các nhóm chi gửi KBNN và cơ quan tài chính cuối quý trước để phối hợp thực hiện chi trả cho đơn vi.

 Quyết toán ngân sách

- Đây là khâu cuối cùng  trong chu trình quản lý ngân sách Nhà nước. Yêu cầu của quyết toán ngân sách là nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của thu, chi từ đó rút ra ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm.

-  Phương pháp:  ập quyết toán ngân sách Nhà nước thường được thực hiện theo phương pháp lập từ cơ sở,  tổng hợp từ dưới lên.

- Chẳng hạn nhưTính kế hoạch thể hiện rõ ở  Điều 42, CHƯƠNG IV, Lập dự toán ngân sách Nhà nước trong Luật ngân sách Nhà nước năm 2002

1- Dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2- Các khoản thu trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.

3- Các khoản chi trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quản lý Nhà nước và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với các khoản chi thường xuyên, việc lập dự toán còn phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

ThS. Hoàng Thị Xinh