0236.3650403 (128)

VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG HỖ TRỢ SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP


ĐỖ VĂN TÍNH

Khởi nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho xã hội như tạo ra sự phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, lợi ích thiết thực nhất mà hoạt động khởi nghiệp là tạo ra nhiều việc làm mới cho xã hội.Trong những năm gần đây, khởi nghiệp trở thành một trong những vấn đề nóng của xã hội. Khởi nghiệp đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân, đặc biệt là giới trẻ. Trong đó, sinh viên là đối tượng được nhắc đến nhiều nhất trong hoạt động khởi nghiệp. Hệ thống kiến thức mà sinh viên được trang bị tại trường đại học là cơ sở lý thuyết vững chắc để sinh viên lập kế hoạch cụ thể cho các dự án khởi nghiệp của mình.

Khởi nghiệp. Theo Từ điển tiếng Việt của Nguyễn Minh Hoàng, “khởi” được định nghĩa là “bắt đầu, mở đầu một việc gì” [2, tr.246], “nghiệp” là “nghề làm ăn, sinh sống của một người” [2, tr.333]. Hiểu theo cách thông thường, “khởi nghiệp” là bắt đầu sự nghiệp.Như vây, có thể hiểu: Khởi nghiệp là việc lên ý tưởng kinh doanh, muốn tự làm chủ của một người hay một nhóm người và thực hiện ý tưởng đó mà không phải đi làm thuê cho doanh nghiệp hay công ty nào khác.

Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ, quy định chi tiết: “Hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tại trường đại học là hoạt động giúp đỡ, bảo trợ, trợ giúp, cung cấp thông tin, phương tiện để khích lệ, tạo môi trường cho sinh viên xây dựng và thực hiện ý tưởng kinh doanh với sự đam mê tự làm chủ, phù hợp với sở trường, năng lực của sinh viên khi còn đang học tại trường đại học”.

Thựctế hiện nay tại các trường Đại học, đại đa số sinh có mức kỳ vọng ở bản thân về khởi nghiệp thấp hơn mức trung bình, tháiđộ của sinh viên đối với khởi nghiệp cũng ở mức thấp, thiếu tích cực, mà nhận thức về khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên lại bị chi phối chịu tác động mạnh từ hai yếu tố này nên chỉ đứng ở mức dưới trung bình. Bên cạnh đó, những khó khăn/rào cản chính đối với hoạt động khởi nghiệp của sinh viên như: Thiếu ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp; Thiếu vốn/ Thủ tục vay vốn phức tạp; Thiếu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế về khởi nghiệp. Từ thực tế đó, vai trò của trường đại học có ý nghĩa quan trọng trong việcnâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên trong tương lai, cụ thể như sau:

Thứnhất, có vaitrò truyền cảm hứng, khơi dậy khát vọng khởi nghiệpcủa sinh viên

Trường đại học phải đóng vai trò hạt nhân trong việc nâng cao năng lực và tự tin khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên bởi không đâu cung cấp kiến thức bài bản và hiệu quả cho sinh viên bằng các trường đại học. Các trường đại học cần đưa khởi nghiệp sáng tạo trở thành nội dung giảng dạy chính khóa cho sinh viên, qua đó cung cấp kiến thức, kinh nghiệm cũng như cọ sát thực tế với hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên. Thông qua các khoá học bắt buộc về khởi nghiệp sáng tạo, nhà trường có thể cung cấp các kiến thức thực tế và kiến thức nền tảng về khởi nghiệp, từ đó giúp sinh viên nâng cao nhận thức cá nhân về khả năng làm khởi nghiệp của bản thân cũng như tin tưởng vào năng lực khởi nghiệp của mình. Nội dung của các chương trình đào tạo khởi nghiệp thay vì nhấn mạnh tới phong trào khởi nghiệp theo cách “nhà nhà khởi nghiệp, người người khởi nghiệp”, nên tập trung vào giáo dục nhận thức về khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên, trong đó có cả các rủi ro có thể gặp khi khởi nghiệp; Mặt khác,Trường đại học cần đóng vai trò hỗ trợ như một mắt xích trong hệ sinh thái khởi nghiệp với các hoạt động nuôi dưỡng thái độ tích cực với hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên, đưa văn hóa khởi nghiệp vào giảng đường đại học. Nhà trường có thể thực hiện các hoạt động khơi gợi sự hứng thú của sinh viên với hoạt động khởi nghiệp và trở thành doanh nhân trong tương lai như: tổ chức hội thảo chia sẻ các tấm gương khởi nghiệp thành công trong cộng đồng sinh viên nhằm truyền cảm hứng cho tinh thần khởi nghiệp; hỗ trợ sinh viên phát hiện mong muốn, nuôi dưỡng và thúc đẩy ý muốn trở thành doanh nhân. Bên cạnh chương trình đào tạo kiến thức chuyên ngành, các trường đại học cần đưa môn học khởi nghiệp thành hoạt động ngoại khóa, các sân chơi, cuộc thi khởi nghiệp, tọa đàm kinh doanh, chủ động kết nối vớicác tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp để những ý tưởng, dự án của sinh viên đi xa hơn hay tạo môi trường để sinh viên được tiếp xúc với doanh nghiệp trong quá trình thực tập thực tế. Thông qua các hoạt động ngoại khóa về khởi nghiệp, các trường đại học sẽ khuyến khích văn hóa khởi nghiệp trong giảng đường, khơi gợi văn hóa khởi nghiệp và tinh thần kinh doanh, nâng cao nhận thức và năng lực về khởi nghiệp cho sinh viên.

Thứ hai, kết nối vai trò của các thành phần khác trong hệ sinh thái khởi nghiệp

Trường đại học cần sắp xếp các nguồn lực để đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra,lập kế hoạch cụ thể trong kết nối vai trò cánbộ, Giảngviên, doanh nghiệp,…với SV thông qua đào tạo kiến thức về khởi nghiệp; tổ chức tập huấn kỹ năng khởi nghiệp; tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm khởi nghiệp; tổ chức các hoạt động thực tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp,... cho từng đối tượng cụ thể. Đồng thời, nhà trường bảo đảm sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng bên trong và ngoài nhà trường trong hoạt động kết nối vai trò cánbộ, Giảngviên, doanh nghiệp,…với SV khởi nghiệp; Xây dựng các quỹ hỗ trợ, tổ chức hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên để tạo cơ hội thuận lợi tiếp cận các nguồn lực cho hoạt động khởi nghiệp. Xây dựng mạng lưới cựu sinh viên khởi nghiệp nhằm giúp đỡ các bạn sinh viên về mối quan hệ cũng như cơ hội tiếp cận với nguồn lực về tài chính. Bên cạnh đó, việc thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp nhằm truyền cảm hứng cho sinh viên về vấn đề khởi nghiệp cũng hết sức quan trọng. Các trường đại học cần xây dựng môi trường đại học thân thiện với các hoạt động sáng tạo, đổi mới thúc đẩy khởi nghiệp sớm từ sinh viên. Tăng cường năng lực nghiên cứu hướng tới thương mại hoá sản phẩm, xây dựng hình ảnh trường đại học có định hướng khởi nghiệp (entreprenuership university) hay định hướng sáng tạo (Innovationbased university) thay vì trường đại học đào tạo, trường đại học nghiên cứu như quan niệm cũ.

Tómlại,hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của các trường Đạihọc là các hoạt động giúp sinh viên có động lực học tập, tư duy sáng tạo, khả năng tự đổi mới và thay đổi tâm thế của chính mình. Việc tạo ra giá trị cho bản thân qua các kiến thức khởi nghiệp giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc tìm được công việc yêu thích với mức lương phù hợp hoặc tự tin thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp, qua đó đóng góp tích cực cho cộng đồng, xã hội.Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp là một trong những nhiệmvụquan trọng tại các trường đại học hiện nay, công tác này cần được thực hiện duy trì thường xuyên, chặt chẽ, đồng bộ và khoa học nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đóng góp tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.   Chính phủ (2017), Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ.

2.   Nguyễn Minh Hoàng (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

3.   VCCI (2017), Cơ chế hỗ ̃trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Báo cáo nghiên cứu phục vụ việc hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2016 về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.