0236.3650403 (128)

VĂN HÓA ĐỌC VÀ TẦM QUAN TRỌNG VĂN HÓA ĐỌC


"Văn hoá đọc" gần đây đã được nhiều người đề cập với ý nghĩa là một hoạt động văn hoá của con người thông qua việc đọc sách báo, tài liệu để tiếp nhận và xử lý thông tin, tri thức một cách khoa học và bổ ích. Văn hoá đọc góp phần to lớn vào việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, hình thành và phát triển nhân cách con người. Ngày nay, dù trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, văn hoá đọc vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ. Đáng chú ý là sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông đang khiếnchoviệckiểmsoátchấtlượngthôngtintrởnênkhókhăn,hiệntượngnhiễu tin và thông tin rác là vấn nạn khó khắc phục.... Với sự phát triển của CNTT, xu thế phát triển tất yếu các xuất bản điện tử - tài liệu số cùng với việc sử dụng ngày một rộng rãi mạng Internet, văn hóa đọc sẽ là sự tích hợp giữa văn hóa đọc truyền thống với văn hóa nghe - nhìn”. Phát triển văn hóa đọc càng trở nên quan trọng và là vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực. Bởi phát triển văn hóa đọc của mỗi cá nhân trong cộng đồng chính là nền tảng xây dựng một xã hội học tập góp phần tạo nên sức mạnh trí tuệ của toàn dân tộc trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại  hóa đất  nướcvàhộinhậpkinhtếquốctế.

Thuật ngữ văn hóa đọc dịch sang tiếng Anh là "reading culture" hoặc "culture of reading". Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa hay khái niệm hoàn chỉnh và thống nhất được đưa vào trong các bộ từ điển. Trong xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, sách báo, tài liệu và các vật mang tin tăng theo cấp số mũ, ngày càng phong phú, đa dạng về hình thức, do đó việc đọc ngày nay không chỉ giữ ở phương thức đọc truyền thống (sách in), mà còn chuyển sang phương thức đọc hiện đại (đọc trên các phương tiện nghe nhìn, thiết bị điện tử máy tính, sách điện tử). Hiện nay, vấn đề văn hóa đọc đang được xã hội quan tâm, đã có nhiều học giả, nhà khoa học nghiên cứu về đề tài này và đưa ra các khái niệm về thuật ngữ văn hóa đọc.

Tại Hội thảo “Văn hóa đọc, thực trạng và giải pháp” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh (2010), khái niệm “văn hóa đọc” được lý giải theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

+ Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cánhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước.  Như vậy,  văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau.

+ Ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc   và kỹ năng đọc.

Theo ThS. Chu Vân Khánh, văn hóa đọc là một loại hình hoạt động văn hóa, bởi lẽ: Đọc sách là tiêu thụ, quảng bá những giá trị văn hóa và các giá trị từ sách báo mà người đọc tiếp nhận và làm nền tảng để tiếp tục sáng tạo nên những giá trị mới. Vì vậy, có thể xem văn hóa đọc là một chỉ số văn hóa của một cộng đồng, một xãhội.

ThS. Bùi Văn Vượng lại coi thuật ngữ văn hóa đọc là đọc sách có văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọcsách.

Theo TS. Lê Văn Viết, quan niệm đọc đến một mức độ, trình độ nhất định nào đó thì mới được coi là văn hóa đọc.

Theo Phó giáo sư tiến sĩ Trần Thị Minh Nguyệt: "Xét trên bình diện phát triển văn minh nhân loại, văn hóa đọc gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của chữ viết. Xét trên bình diện cá nhân, văn hóa đọc biểu hiện trình độ phát triển tinh thần của con người cụ thể trong điều kiện xã hội nhất định…Văn hóa đọc xem xét ở cấp độ cá nhân bao hàm khía cạnh định hướng của chủ thể tới đối tượng đọc (nhu cầu đọc), khả năng, trình độ lĩnh hội thông tin (kỹ năng đọc), cả ở phản ứng với đối tượng đọc (ứng xử văn hóa). Theo quan điểm này, văn hóa đọc của mỗi cá nhân là sự biểu hiện rõ nét xu hướng tinh thần và năng lực nhận thức của chính họ trong mối tương quan với các điều kiện văn hóa của xã hội đương thời" [4].

Dưới một góc nhìn khác về văn hóa đọc, tác giả Vũ Dương Thúy Ngà cho rằng: "văn hóa đọc là một hoạt động văn hóa của con người, thông qua việc đọc để tiếp nhận thông tin và tri thức. Đó là sự tích hợp của các yếu tố như nhu cầu đọc, thói quen đọc và được biểu hiện qua hành vi, tập quán đọc của cá nhân và cộng đồng"[5].

Có thể thấy, văn hóa đọc không phải là một khái niệm mới nhưng nội hàm của nó rất rộng, các quan niệm khác nhau về văn hóa đọc đã góp phần trong việc nhận dạng đầy đủ hơn bản chất của văn hóa đọc. Khi đề cập đến nó mỗi tác giả có một cách hiểu riêng tùy thuộc vào góc độ tiếp cận. Trong đề tài tác giả tiếp cận văn hóa đọc dưới góc độ cá nhân là tổng thể các năng lực của chủ thể hướng tới việc tiếp nhận và sử dụng thông tin trong tài liệu bao gồm các năng lực định hướng người đọc (nhu cầu đọc, hứng thú đọc), năng lực lĩnh hội tài liệu (kỹ năng đọc) và thái độ ứng xử văn hóa với tài liệu.  

Điều đáng chú ý là trong thời đại hiện nay, sự phát triển của CNTT và truyền thông đã làm thay đổi phương thức truyền tải thông tin, văn hóa đọc đã phát triển ở trình độ cao hơn. Đối tượng đọc không chỉ giới hạn ở sách mà bao gồm nhiều dạng tài liệu từ truyền thống đến hiện đại. Đây là cơ hội mới để phát triển văn hóa đọc trong thời hiện đại. Thực chất, sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi các công cụ kỹ thuật trong việc quản lý, lưu trữ, truyền tải, tìm kiếm…thông tin theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, khả năng tiếp cận với thông tin, tri thức của con người được mở rộng tới vô tận. Như vậy, văn hóa đọc cũng chịu tác động của khoa học công nghệ và mang dấu ấn của nền văn minh thời đại. Việc hình thành những kỹ năng mới là yêu cầu cần thiết để có thể duy trì và thúc đẩy văn hóa đọc phát triển phù hợp với tiến trình phát triển của thời đại mới.

                                                                                             Nguyễn Thị Thảo