0236.3650403 (128)

Văn hoá tổ chức - Orgnizational culture


        Theo Wikipedia: Văn hóa doanh nghiệp bao gồm thái độ, kinh nghiệm, niềm tin và các giá trị trong một tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp còn được định nghĩa là "tập hợp các giá trị và quy tắc được chia sẻ giữa mọi người và các nhóm trong một tổ chức, và kiểm soát cách thức các thành viên tác động lẫn nhau và với cổ đông bên ngoài tổ chức. Các giá trị là các niềm tin và quan niệm liên quan đến các mục tiêu mà các thành viên của tổ chức cần phải theo đuổi và quan niệm về những chuẩn ứng xử mà các thành viên cần sử dụng để đạt được những mục tiêu này. Từ các giá trị sẽ phát triển thành các quy tắc, hướng dẫn và kì vọng yêu cầu các nhân viên cần phải thực hiện trong những tình huống cụ thể và kiểm soát hành vi của các nhân viên đối với nhau.

         Một số quan niệm khác thì cho rằng cách đơn giản nhất khi nghĩ về văn hóa doanh ngiệp đó là một trường năng lượng quyết định cách tư duy, hành động và quan sát thế giới xung quanh. Văn hóa có ảnh hưởng rất lớn và vô hình. Văn hóa doanh nghiệp được tạo ra một cách tự nhiên, mỗi khi mọi người cùng nhau chia sẻ mục đích, văn hóa được tạo ra. Văn hóa được hình thành tự động dựa trên sự kết hợp suy nghĩ, năng lượng, và quan điểm của mọi người trong một nhóm. Nhóm đó có thể là một gia đình, đội dự án, hoặc một công ty.

Văn hóa có cả biểu hiện hữu hình và vô hình. Một số biểu hiện rất dễ quan sát, đó là lớp bề mặt của văn hóa, còn phần lõi có ảnh hưởng sâu và mạnh hơn rất nhiều thì vô hình.

Lớp bề mặt ca vn hóa doanh nghiệp: Biểu hiện hữu hình

- Trang phục làm việc - Môi trường làm việc - Lợi ích
- Khen thưởng

- Đối thoại
- Cân bằng công việc - cuộc sống - Mô tả công việc
- Cấu trúc tổ chức
- Các mối quan hệ

Phần lõi: vô hình

- Các giá trị
- Đối thoại riêng
- Các quy tắc vô hình
- Thái độ
- Niềm tin
- Quan sát thế giới-
- Tâm trạng và cảm xúc - Cách hiểu vô thức

- Tiêu chuẩn - Giả định

Văn hóa doanh nghiệp là "thùng chứa" tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp và không đồng nghĩa với nhau.

Ngoài ra, người ta còn hay nhắc đến văn hóa mạnh (Strong culture) và văn hóa yếu (Weak culture) trong các bài viết về văn hóa tổ chức, trong đó:

Văn hóa mạnh là văn hóa trong đó các nhân viên tự giác phản ứng trước công việc và các tình huống bởi vì họ tin tưởng vào giá trị của tổ chức. Mọi người làm việc bởi vì họ tin rằng việc làm đó là đúng. Nhưng có một rủi ro đối với văn hóa mạnh đó là lối suy nghĩ theo nhóm (groupthink) - họ có thể nghĩ khác, nhưng không muốn thay đổi khỏi cách suy nghĩ của tổ chức, vì vậy lối suy nghĩ này làm giảm khả năng sáng tạo.

Văn hóa yếu là văn hóa có ít sự thống nhất theo các giá trị của tổ chức vì vậy việc kiểm soát phải được thực hiện qua hàng loạt thủ tục và hệ thống cấp bậc.

(Nguồn: osf.io)

Ngô Trần Xuất - Khoa QTKD