10 BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SOCIAL MEDIA (PHẦN 5)
- Thiết lập và xúc tiến các cuộc đối thoại
Đầu tư cho các nội dung hay để cung cấp đến độc giả là chưa đủ. Sai lầm lớn nhất của các doanh nghiệp là sử dụng Social Media để bán hàng một chiều. Thực tế, Social Media tạo ra những đối thoại có tính chất 2 chiều. Vì thế, nội dung muốn hay thì phải có khả năng lôi cuốn độc giả tham gia vào cuộc hội thoại.
Về bản chất, Social Media chính là Marketing truyền miệng trên môi trường Internet. Việc tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân trước khi ra quyết định mua hàng là việc làm rất phổ biến. Vấn đề là bạn cần phải lôi cuốn người dùng vào các cuộc hội thoại với bạn, và hơn thế nữa, là khuyến khích họ nói chuyện tích cực với nhau về bạn. Muốn như vậy, bạn hãy cung cấp những nội dung họ cần để thảo luận và chia sẻ, sau đó mang đến cho họ những công cụ giúp thực hiện các hoạt động này một cách dễ dàng nhất như cảm ơn, chia sẻ, đánh dấu, thảo luận, bình luận nhanh…Bạn cũng cần cung cấp cho họ một nền tảng để người dùng có thể tham gia hội thoại với những người tham gia khác, chẳng hạn như blog, diễn đàn, mạng xã hội…
- Đo lường hiệu quả của Social Media
Những gì cần đo lường sẽ phụ thuộc vào những mục tiêu ban đầu khi xây dựng chiến lược. Bằng cách lắng nghe và thực hiện khảo sát, bạn sẽ biết nên tập trung vào những hoạt động nào với Social Media. Đo lường những gì bạn đã làm và các tác động của chúng, sau đó bạn sẽ thấy kết quả như thế nào. Thu thập được một núi dữ liệu là rất tốt, “nhưng điều đó có nghĩa gì không ?” là một câu hỏi lớn.
Chưa có một công thức đầy đủ để tính ROI, nhưng không vì thế mà bạn bỏ qua việc đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing trên Social Media. Hãy lưu ý đến những vấn đề sau:
- Kiểm tra sự gắn bó của người xem bằng nhiều công cụ như: Bao nhiêu người click vào đường link một bài viết đăng tải trên blog ? Bao nhiêu lần thông điệp được retweet ? Bao nhiêu người tham gia, bao nhiêu người phản hồi bạn trên Twitter ?
- Kiểm tra mức độ tăng trưởng của tương quan truyền thông. So sánh với tất cả các bài báo, bài viết, tin nhắn, hình ảnh, video…nói về thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh. Đếm xem thương hiệu nào có tần suất lặp lại cao nhất.
- Kiểm tra tương quan hội thoại: Tương quan hội thoại là mức độ mà một thương hiệu có thể tiếp cận với vấn đề cần giải quyết hoặc phát hiện ra nhu cầu cần đáp ứng.
SÁI THỊ LỆ THUỶ (KHOA QTKD)
- BYD công bố mức tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số bán ô tô khi cạnh tranh với Tesla trên toàn cầu
- Thu ngân sách nhà nước tăng hơn 38% vào đầu năm 2025
- Những nét cơ bản về bộ tiêu chuẩn ISO 14000
- Thu ngân sách nhà nước tăng hơn 38% vào đầu năm 2025
- BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm nay