0236.3650403 (128)

BẢN CHẤT CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


Bản chất ngân sách Nhà nước có thể được hiểu trên 3 khía cạnh: Pháp lí, kinh tế và xã hội.

-         Về mặt pháp lí: Bản chấtngân sáchnhà nước là khoản mục dự trù các khoản thu, chi của nhà nước trong 1 năm.Ngân sách Nhà nước ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. Nhà nước bằng quyền lực chính trị và xuất phát từ nhu cầu về tài chính để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đã đặt ra những khoản thu, chi của Ngân sách Nhà nước. Điều này cho thấy chính sự tồn tại của Nhà nước, vai trò của Nhà nước đối với đời sống kinh tế xã hội là những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và tính chất hoạt động của Ngân sách Nhà nước.

-         Về mặt kinh tế: Bản chất ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối các nguồn tài chính quốc gia.Hoạt động của Ngân sách Nhà nước biểu hiện đa dạng dưới hình thức các khoản thu và các khoản chi tài chính của Nhà nước ở các lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội. Các khoản thu chi này được tổng hợp trong một bảng dự toán thu chi tài chính được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Các khoản thu mang tính chất bắt buộc của Ngân sách Nhà nước là một bộ phận các nguồn tài chính chủ yếu được tạo ra thông qua việc phân phối thu nhập quốc dân được sáng tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh và các khoản chi chủ yếu của Ngân sách mang tính chất cấp phát phục vụ cho đầu tư phát triển và tiêu dùng của xã hội.

-         Về tính chất xã hội: bản chất của ngân sách nhà nước là công cụ kinh tế của Nhà nước.Trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội đã làm nảy sinh các quan hệ tài chính giữa một bên là nhà nước và một bên là các chủ thể trong xã hội. Những quan hệ tài chính này bao gồm:Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp, Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các đơn vị hành chính sự nghiệp, Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư, Quan hệ kinh tế giữa NSNN với thị trường tài chính.

 

Th.S Mai Xuân Bình – Khoa QTKD