BÁN HÀNG CỘNG SINH
Trong điều kiện thị trường hiện đại, nếu các doanh nghiệp cố tìm mọi cách để cạnh tranh, tiêu diệt lẫn nhau thì các bên đều thiệt hại. Vì vậy, từ năm 1966, một học giả Mỹ đã viết một bài trên Tạp chí thương mại Hoa Kỳ đề ra lý luận bán hàng cộng sinh. Bán hàng cộng sinh có nghĩa là 2, 3 công ty cùng hợp tác bán hàng cho nhau. Ví dụ, một hãng sản xuất ô tô của Mỹ mua ô tô của Nhật và Hàn Quốc về bán trên thị trường Mỹ. Đồng thời một số hãng ô tô của Nhật, Hàn Quốc mua ô tô của Mỹ về bán trên thị trường của mình. Bằng cách đó, các công ty này đã tránh được sự cạnh tranh lẫn nhau và các bên đều thu được lợi nhuận. Đặc biệt là Hàn Quốc đã trở thành một trong những nước sản xuất, xuất khẩu nhiều ô tô trên thế giới. Cũng bằng cách đó, Hàn Quốc đã sản xuất ti vi, tủ lạnh, máy điều hoà theo mẫu mã, kiểu dáng, nhãn hiệu của Nhật rồi bán sang thị trường Nhật theo hợp đồng ký kết với công ty của Nhật, khiến cho ngành sản xuất thiết bị điện tử, điện lạnh của Hàn Quốc phát triển một cách nhanh chóng.
Một công ty của Mỹ và một công ty Thái Lan cũng đã áp dụng phương thức tương tự để bán búp bê của 2 công ty trên khắp thế giới.
Đây là một phương thức bán hàng đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng, có hiệu quả và cũng là gợi ý cho một số doanh nghiệp Việt Nam tham khảo.
Sái Thị Lệ Thủy
- Các nhà tiếp thị đánh giá sai tác động của quảng cáo kỹ thuật số trong bán hàng tại cửa hàng
- AI và năng lượng: Cần một chiến lược phát triển đồng bộ
- Các tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay
- Đòn Bẩy Tài Chính: Con Dao Hai Lưỡi Cần Sự Tính Toán Chính Xác – Bài Học Từ Home Depot Với Gần 8 Tỷ USD Trái Phiếu
- Fed Sắp Quyết Định Lãi Suất Mới – Yếu Tố Quyết Định Giá Vàng Toàn Cầu