0236.3650403 (128)

BÌNH LUẬN VỀ KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2016


ĐỖ VĂN TÍNH – KHOA QTKD

 

Năm 2015trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, lạm phát tăng vọt, đầu tư công tràn lan kém hiệu quả, nhưng những dấu hiệu cải thiện vĩ mô rõ rệt vào thời điểm cuối năm nhờ vào các định hướng tái cấu trúc kinh tế, cắt giảm lãi suất, thoái vốn ngoài ngành, tăng hiệu quả đầu tư công...Và từ sự thay đổi cơ bản về cơ cấu nền kinh tế đã tác động tích cực đến kinh tế của Việt Nam,mở ra triển vọng sáng sủa hơn cho mục tiêu duy trì tăng trưởng và ổn định giá cả trong năm 2016.

  1. Nhìn tổng quan kinh tế Việt Namnăm 2015

Theo phân tích của Ngân hàng thế giới (WB) và các chuyên gia kinh tế Việt Nam:Một số dấu hiệu ban đầu cho thấy kinh tế đã phục hồi trở lại. Mức tăng trưởng GDP trong quý 3 năm 2014 đã đạt mức đáng mừng 6,2% (so với cùng kỳ năm ngoái), nâng mức tăng trưởng 9 tháng đầu năm lên 5,6%.

Ổn định kinh tế vĩ mô đã giúp tạo đà tăng trưởng, giúp cải thiện mức độ xếp hạng rủi ro quốc gia, tạo điều kiện phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc tế và huy động được 1 tỉ USD với điều kiện tương đối hợp lý.

Trong 9 tháng đầu năm thu ngân sách tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, tổng chi ngân sách cũng tăng 11,5%, chủ yếu do tăng chi thường xuyên. Mức độ rủi ro nợ của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp nhưng nợ công gia tăng đang gây nhiều quan ngại.

Tín dụng đã tăng dần nhưng vẫn dưới mức kỳ vọng, hạn chế nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc thúc đẩy tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Kết quả hoạt động của khu vực đầu tư nước ngoài và tư nhân trong nước là khá tương phản. Khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục là nguồn tăng trưởng quan trọng, trong khi hoạt động của doanh nghiệp trong nước còn khó khăn, với số DN đóng cửa hoặc ngừng hoạt động vẫn gia tăng.

Trong năm 2014 Chính phủ đã thực hiện một số biện pháp mạnh nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, dự tính sẽ mang lại hiệu quả trong năm tới. Trong đó phải kể đến Nghị quyết 19 về cắt giảm thủ tục và chi phí hành chính, tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch trong các cơ quan hành chính nhà nước. Luật Phá sản, Luật Doanh nghiệp, và Luật Đầu tư sửa đổi sẽ tăng cường quản trị doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng.

Tuy hoạt động có tích cực hơn nhưng cải cách doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Chính phủ đã đửa ra quan điểm rõ ràng về cải cách doanh nghiệp nhà nước nhưng vấn đề quan trọng là thực hiện một cách nhất quán và quyết liệt.

Dự báo trung hạn cho thấy GDP tăng trưởng ở mức khiêm tốn và quá trình ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục được củng cố. Chính phủ tái khẳng định quyết tâm tiếp tục cũng cố tài khoá và giảm dần nợ công. Vấn đề quan trọng ở đây là tăng nguồn thu, tăng cường kiểm soát chi thường xuyên, và nâng cao hiệu quả đầu tư công.

Hiệu quả hoạt động kém của khu vực tài chính là do một loạt phức hợp các vấn đề về thể chế và quy định pháp lý. Những vấn đề này bao gồm các cơ quan chức năng trung ương và địa phương can thiệp vào các quyết định về đầu tư và tín dụng của các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng thương mại nhà nước; cơ cấu quản trị của các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại nhà nước không phù hợp và năng lực quản trị rủi ro còn yếu; một số ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động tín dụng với khách hàng có quan hệ; cơ sở hạ tầng tài chính còn yếu kém, với những bất cập về các tiêu chuẩn báo cáo tài chính; và việc quản lý và giám sát đối với khu vực tài chính còn nhiều lỗ hổng. Chính phủ đã công bố một chương trình cải cách toàn diện nhằm giải quyết các vấn đề này cũng như vấn đề nợ xấu. Ưu tiên hiện nay là phải đẩy nhanh tốc độ cải cách.

2.Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2016

Bước sang năm 2016, nền kinh tế Việt Nam sẽ thoát khỏi giai đoạn suy giảm và bắt đầu vào chu kỳ phục hồi mới. Đây là kết quả nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế- xã hội quốc gia vừa được công bố tại hội thảo khoa học quốc tế “Dự báo kinh tế- xã hội phục vụ lập kế hoạch trung hạn trong bối cảnh hội nhập quốc tế” được tổ chức tại Hà Nội, sáng 2/12.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đặng Huy Đông nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh trong giai đoạn 2016- 2020 nhờ vào hàng loạt yếu tố hỗ trợ từ giá hàng hóa thấp, lực đẩy từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhu cầu bên ngoài, cùng với những cải cách về thể chế.

Thứ trưởng Đặng Huy Đông mong muốn thông qua hội thảo này, các diễn giả, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà quản lý sẽ cùng nhau trao đổi, thảo luận các vấn đề kinh tế vĩ mô cũng như các chủ thể chuyên sâu về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế và một số vấn đề xã hội tác động đến nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, có những đề xuất thiết thực đóng góp cho việc phát triển kinh tế-xã hội nói riêng và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam nói chung.

Bà Mai Thị Thu, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế- xã hội quốc gia cho biết, sau một giai đoạn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Mặc dù vẫn đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng kinh tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, khó khăn. Đặc biệt, là giai đoạn mà lạm phát tăng cao đến hai con số, mặt bằng lãi suất cao và các nguy cơ về nợ xấu, tín dụng tăng trưởng nóng hay bong bóng bất động sản đến mức đáng lo ngại.

Để có thể nhận diện một cách rõ ràng tình trạng này và có các giải pháp chính sách khắc phục, cần có các nghiên cứu cụ thể. “Do đó, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia đã bắt tay vào làm nghiên cứu, dự báo kinh tế-xã hội Việt Nam hàng năm và 5 năm 2011- 2015 cũng như chuẩn bị cho giai đoạn 5 năm tới”, bà Thu nói.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như đảm bảo được ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì được tốc độ tăng trưởng giảm không quá sâu…

Từ tình hình thực tiễn của năm 2015 và triển vọng của kinh tế thế giới và trong nước, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016 được xây dựng dựa trên hai kịch bản chính. 

Kịch bản 1: Nền kinh tế tiếp tục được duy trì ổn định và tiếp đà phát triển, hiệu quả đầu tư trong nước tiếp tục cải thiện. 

Kịch bản 2:  Nền kinh tế phát triển mạnh nhờ những động lực phát triển kinh tế, hiệu quả đầu tư trong nước tiếp tục cải thiện , các chính sách hỗ trợ tăng trưởng, tham gia các hiệp định tự do thương mại, ….

Kinh tế thế giới:GDP tăng 3,8% vào năm 2016

Kinh tế trong nước: Kỳ vọng điều hành chính sách năm 2015 hiệu quả, các nỗ lực cải cách pháp lý và môi trường đầu tư phát huy hiệu quả. 

Chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm và tương đối ổn định

Điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá linh hoạt, trong đó tỷ giá tương đối ổn định, lãi suất điều hành trung bình 6.5 % năm 2015, 6% năm 2016 và cung tiền, tín dụng đạt được mục tiêu đã đề ra. 

Đầu tư công vẫn là trụ cột cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2015, 2016 với mức tăng trung bình 7-7,5%. 

Tuy triển vọng chung là tích cực, nhưng theo Tôi, kinh tế Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro bất lợi. Trong nước, tốc độ tái cơ cấu chậm chạp gây ra nhiều rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng trung hạn. Việc trì hoãn thực hiện thắt chặt tài khoá có thể sẽ tác động tiêu cực đến mức bền vững của nợ công.

 

Tài liệu tham khảo:

[1] Tổng cục thống kê, niên giám thống kê 2015 (http://www.gso.gov.vn)

[2] Phân tích về bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước của PGS.TS. Trần Đình Thiên -  Viện kinh tế Việt Nam

[3] Tạp chí nghiên cứu kinh tế.

 (http://www.vie.org.vn/)