0236.3650403 (128)

CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP


Chúng ta sẽ xem xét về chi phí vốn mà một công ty cần trả để huy động vốn cho những dự án đầu tư với quy mô lớn mà nó đảm nhận. Bao gồm:

·        Xây dựng các phân xưởng và mua trang thiết bị mới

·        Nâng cấp nhà xưởng và trang thiết bị hiện tại

·        Mở rộng mạng lưới kênh phân phối

·        Phát triển những dòng sản phẩm mới

·        Cải thiện độ an toàn và hiệu quả hoạt động sản xuất

·        Cài đặt mạng lưới máy tính và hệ thống quản lý thông tin

Những dự án đầu tư này có ảnh hưởng dài hạn đến tương lại của một công ty. Do đó, chúng được lập kế hoạch cẩn thận bởi các phòng tài chính, phòng tiếp thị, xưởng sản xuất hoặc nhà máy và các phòng chức năng khác.

Những dự án đầu tư với quy mô lớn thường rất tốn kém và mất nhiều năm để hoàn thành. Khi lãi giữ lại không đủ để chi trả cho toàn bộ chi phí thì vốn tăng thêm sẽ được huy động thông qua việc vay mượn (tức là nợ) và phát hành cổ phiếu (tức là vốn chủ sở hữu). Các dòng tiền vào này có liên quan đến mặt phải của bảng cân đối kế toán, dưới những khoản nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu của cổ đông (tức là cổ phiếu thường và cổ phiếu phổ thông). Dòng tiền ra có liên quan đến việc đầu tư ảnh hưởng đến mặt trái của bản cân đối kế toán, dưới dạng những tài sản cố định hoặc dài hạn.

Chi phí vốn là chi phí tài chính. Nó được xem là tỷ suất lợi tức hàng năm mà một dự án đầu tư phải đạt được để trả lại cho các chi phí tài chính và bắt đầu sinh lãi. Chi phí để huy động vốn là rất quan trọng trong việc xác định một dự án đầu tư có sinh lãi hay không. Như ngân quỹ vốn sẽ được xem xét ở chương sau, chi phí vốn đưa ra tỉ lệ chiết khấu, mà đã xác định việc thanh toán hết nợ của một dự án đầu tư, tỉ lệ này liên quan đến giá trị hiện tại ròng, tỉ suất lợi tức và các năm hoàn vốn.

Những dự án đầu tư vốn dài hạn được đánh cược bằng tương lai của công ty. Chúng không đảm thành công. Rủi ro và các khoản lỗ đi cùng với sự kỳ vọng về lợi nhuận. Để bù lại cho các rủi ro, các khoản phải trả sẽ làm tăng chi phí vốn tới một giới hạn mà tăng cùng với khả năng chịu rủi ro của việc đầu tư.

Làm thế nào để xác định chi phí vốn cái mà doanh nghiệp cần phải huy động để chi trả cho nhưng dự án đầu tư quy mô lớn. Ở mức thấp nhất, tỷ suất sinh lời dự kiến của một dự án đề xuất không nên nhỏ hơn chi phí vốn của dự án – đó là, tỉ lệ lãi mà một công ty cần phải trả cho số tiền mà nó chuyển vào vốn. Ví dụ, không nên đầu tư xây dựng một nhà máy mới với 10% tỉ suất sinh lời tức dự kiến nếu nhà máy đó phải trả 12% số tiền mượn để chi trả cho việc xây dựng nhà máy mới đó. Để việc đầu tư sinh lãi, lãi của nó phải lớn hơn chi phí vốn.

Tổng giá trị của công ty là tổng giá trị vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Một trong những công việc của giám đốc tài chính là đi tìm ra giá trị tỉ lệ nợ trên vốn chủ mà tại đó nó làm tối đa hóa giá trị của công ty. Trong một thế giới lý tưởng không có rủi ro hoặc thuế thì giá trị của công ty là độc lập với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của nó. Tuy nhiên trong thế giới thực có rủi ro và thuế thì giá trị của công ty có thể được tăng lên bằng việc tăng tỷ lệ nợ trên vốn chủ. Tuy nhiên, tỉ lệ nợ trên vốn chủ của công ty bị giới hạn bởi rủi ro mà người cho vay phải chịu khi cho mượn tiền.

Nguồn lực tài chính

Công ty có thể tăng nguồn vốn từ bên ngoài cho những dự án chính của công ty từ ba nguồn chủ yếu sau: (1) mượn từ ngân hàng hoặc từ những nguồn cho vay khác; (2) phát hành cổ phiếu ưu đãi; và (3) phát hành cổ phiếu thường.

Nghĩa vụ hoàn trả nợ là khác nhau đối với mỗi nguồn. Nợ là một bản thế ước mà người đi vay có nghĩa vụ phải hoàn trả khoản đã vay. Khoản đã vay cần hoàn trả lại cho chủ nợ theo một tỉ lệ đặc biệt bằng thỏa thuận trong hợp đồng hoặc tỉ lệ trên cổ phiếu phát hành.

Đứng trên quan điểm của công ty thì nợ rủi ro nhiều hơn vốn chủ sở hữu, nhưmg nó lại ít rủi ro hơn đối với bên cho vay hoặc chủ đầu tư. Lãi suất tiền vay cần được trả trước khi chia cổ tức. Và nếu như công ty đi vào giai đoạn thanh lý tài sản, thì người cho vay là người đầu tiên được trả nợ trước các cổ đông. Từ quan điểm của công ty, nợ ít tốn kém và lãi suất tiền vay là một khoản chi phí trước thuế. Mặc khác, một công ty không có bổn phận hoàn trả cho các cổ đông từ việc mua cổ phiếu của họ.

Vốn chủ sở hữu là sự kết hợp giữa cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường. Cổ đông là người nắm giữ cổ phiếu trong công ty và họ có vị trí chủ sở hữu trong công ty cổ phần. Họ đòi hỏi một khoản về dòng tiền còn lại của công ty – khoản dựa trên sự chênh lệch giữa dòng tiền vào trừ đi nợ phải trả. Cổ tức cần phải được trả theo một tỉ lệ đặc biệt cho người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi trước người nắm giữ cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu thường được trả cổ tức sau khi thanh toán nợ phải trả và cổ tức cho cổ đông có cổ phiếu ưu đãi. Tỷ lệ này phụ thuộc vào khoản lợi nhuận của công ty sau khi chi trả cho các khoản vay dài hạn và cổ tức cổ phiếu ưu đãi. Nó có thể cao hơn hoặc có thể thấp hơn. Như đã nói ở chương 8, lợi nhuận hàng năm từ việc đầu tư vào một danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán có được trung bình khoảng 12,2% cho nợ từ nữa thập kỷ.

Trong khoảng thời gian bình thường, đối với một công ty thì nợ thường là nguồn vốn rẻ nhất từ bên ngoài bởi vì việc bán trái phiếu là ít tốn kém hơn so với phát hành cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu thường. Tuy nhiên, xét cho cùng thì nợ cũng là rủi ro; nó dẫn đến phá sản nếu các khoản nợ không được hoàn trả. Mặt khác, việc phát hành cổ phiếu làm loãng vốn chủ sở hữu của các cổ đông.

Trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi đôi khi có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông hoặc dùng để mua cổ phiếu phổ thông với giá cả thõa thuận. Điều này làm cho các công ty dễ dàng bán trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi hoặc thả nổi các cổ phiếu mới phát hành. Khi trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu, nợ dài hạn trên bảng cân đối kế toán của một công ty là giảm. Áp dụng cho một cổ phiếu bảo, mặt khác, tăng dòng chảy tiền mặt nhưng không làm thay đổi giá trị của các khoản nợ hiện hành và cổ phiếu ưu đãi.

Tín phiếu là một loại đặc biệt của nợ, nó bao gồm cả cổ phiếu nợ và trái phiếu. Một số được đảm bảo bằng sự tin tưởng. Chúng cung cấp một số quyền hạn cho vay để bảo vệ lợi ích của họ, chẳng hạn như quyền để thực thi hợp đồng và tiếp tục việc kinh doanh trong trường hợp vỡ nợ. Tín phiếu không bảo đảm thường được gọi là “cổ phiếu nợ”.

Trái phiếu, tín phiếu, và hầu hết các khoản vay có chứa giao ước bảo vệ người cho vay. Các giao ước nói chung hạn chế một phần hành động của người đi vay cho đến khi khoản vay được thanh toán đầy đủ. Như vậy những hạn chế bao gồm:

·        Phát sinh thêm nợ

·        Cấu trúc tài sản

·        Chi trả cổ tức, mua lại cổ tức của cổ phiếu, và phát hành cổ phiếu hoặc các loại khác

·        Duy trì vốn lưu động ở mức nhất định, giá trị tài sản thế chấp (tức là, tỷ lệ dự kiến dòng tiền trong tương lai, tổng nợ), và tỷ lệ dịch vụ nợ (tức là tỷ lệ của dòng tiền hàng năm để chi trả cổ tức hàng năm và phí trả nợ).

Đầu tư mạo hiểm là một nguồn ngoài ngân sách, đặc biệt cho việc khởi động ngành công nghệ cao và những công ty mới ra đời khác với những ý tưởng sáng tạo. Quỹ đầu tư mạo hiểm giúp việc hoàn thành các nghiên cứu và phát triển cần thiết để đưa sản phẩm mới ra thị trường. Đổi lại, họ có một vị trí tron ban giám đốc công ty và nhận được một tỷ lệ phần trăm cổ phiếu của công ty, mà thường là từ 38 đến 40%. Các tập đoàn lớn như Microsoft, Intel, Cisco Systems hiện đang cung cấp hàng tỷ đô la vốn đầu tư mạo hiểm để tài trợ cho việc thành lập các công ty trong lĩnh vực máy tính, chất bán dẫn, ngành công nghiệp phần mềm, và viễn thông.

Khách hàng là một nguồn vốn bên ngoài trong các ngành công nghiệp nhất định, chẳng hạn như ngành công nghiệp máy bay. Việc sản xuất máy bay mới phải mất nhiều năm thiết kế và phát triển và thường đòi hỏi cơ sở vật chất và trang thiết bị mới. Sản xuất máy bay, chẳng hạn như Boeing, nhận "đặt cọc" các khoản phải trả từ các hãng hàng không cho loại máy bay đó thứ mà chúng sẽ không được tạo ra trong nhiều năm tới. Các khoản trả trước từ khách hàng là một phần của đầu tư phải được thanh toán trước khi đầu tư trở thành lợi nhuận. Ngoài các nguồn vốn bên ngoài được xác định trong các khoản trên, các công ty cũng có thể tài trợ cho các dự án mới từ lợi nhuận giữ lại./.

Nguyễn Huy Tuân