0236.3650403 (128)

CHIẾN LƯỢC, ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ( PHẦN 1)


Rõ ràng, công ty phải có trách nhiệm tạo ra lợi nhuận và phát triển kinh doanh. Nhưng một công ty và nhân viên của công ty cũng có trách nhiệm tuân thủ theo luật pháp và cạnh tranh một cách công bằng với đối thủ. Trong trường hợp đó, liệu rằng công ty có thể vượt ra ngoài những quy định của luật pháp và có phải bắt buộc hoạt động theo các tiêu chuẩn đạo đức của xã hội mà nó đang tồn tại hay không? Công ty có nên thể hiện ý thức xã hội và cống hiến một phần nguồn lực của mình để giúp ích cho xã hội hay không? Và những đề xuất chiến lược của công ty có nên được kiểm tra để tránh các tác động tiêu cực lên các thế hệ tương lại của nhân loại hay không?

Đạo đức kinh doanh là việc áp dụng những nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức cho những quyết định và hành động của tổ chức kinh doanh và cán bộ nhân viên của tổ chức kinh doanh đó. Một công ty trong quá trình hoạch định và thực thi chiến lược có nghĩa vụ phải :

(1) Hành động có đạo đức,

(2) Chứng minh trách nhiệm xã hội của công ty thông qua việc cam kết hành xử như một thực thể doanh nghiệp,

(3) Tiếp thu thực tiễn kinh doanh theo hướng gìn giữ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ lợi ích cho các thế hệ mai sau.

Tác nhân của chiến lược phi đạo đức và hành vi kinh doanh

              Ngoài quan niệm “chuyện kinh doanh là kinh doanh, không đề cập đến đạo đức” thường xuất hiện trong những vụ tai tiếng gần đây, ba tác nhân chính của các hành vi kinh doanh phi đạo đức đó là:

  • Quá tham lam vật chất và ích kỉ cá nhân.
  • Những người quản lý công ty phải chịu áp lực nặng nề để đạt được mục tiêu kinh doanh.
  • Văn hóa công ty đặt lợi nhuận và mục tiêu kinh doanh lên trên đạo đức kinh doanh.

Thực tiễn về các chiến lược dựa trên đạo đức kinh doanh

Rất nhiều công ty có một bộ quy định về đạo đức được sử dụng trong quá trình triển khai kinh doanh – tại Hoa Kỳ, đạo luật Sarbanes-Oxley, có hiệu lực từ năm 2002, yêu cầu tất cả các công ty có cổ phiếu được niêm yết công khai phải có một bộ quy định về đạo đức hoặc nếu không thì công ty đó phải có giải trình bằng văn bản cho Ủy ban mua bán chứng khoán về lý do tại sao công ty không có bộ quy định về đạo đức như các công ty khác.   

(ThS. Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD)