0236.3650403 (128)

CUNG ỨNG GIÁ TRỊ VÀ SỰ THỎA MÃN CHO KHÁCH HÀNG


Chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị xác định 9 hoạt động tương ứng về chiến lược tạo ra giá trị và chi phí của một doanh nghiệp cụ thể

+ 5 hoạt động chủ chốt: hậu cần nội bộ, sản xuất, hậu cần bên ngoài, Marketing và bán hàng, dịch vụ.

+ 4 hoạt động hỗ trợ: cơ sở hạ tầng của công ty, quản lý  nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, cung ứng.

Nhiệm vụ của công ty là phải kiểm tra chi phí và kết quả thực hiện trong từng hoạt động tạo ra giá trị để tìm cách cải tiến. Đồng thời đánh giá chi phí và hoạt động tạo ra giá trị của đối thủ cạnh tranh để làm căn cứ so sánh.

 

Những quá trình kinh doanh cốt lõi

Quá trình thực hiện sản phẩm

Xác định, nghiên cứu, phát triển và tung ra sản phẩm mới một cách thắng lợi với tốc độ nhanh, chất lượng cao và đảm bảo chi phí mục tiêu

Quá trình quản trị hàng dự trữ

Tất cả các hoạt động liên quan tới việc phát triển và quản trị việc bố trí đúng các địa điểm dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm làm sao để có thể cung ứng đúng theo yêu cầu, đồng thời tránh được những chi phí do dự trữ quá mức.

Quá trình đặt hàng và thanh toán

Tất cả các hoạt động liên quan tới việc tiếp nhận đơn hàng, chấp nhận đơn hàng, gửi hàng đúng hẹn, và thanh toán tiền hàng.

Quá trình phục vụ khách hàng

Tất cả những hoạt động liên quan tới việc tạo điều kiện dễ dàng cho khách hàng tiếp xúc đúng những bộ phận cần thiết trong công ty và nhận được  dịch vụ, lời giải đáp và cách giải quyết vấn đề nhanh chóng và thỏa đáng.

 

Những công ty mạnh là những công ty xây dựng được những khả năng tốt hơn trong quản trị những quá trình cốt lõi này.

Hệ thống cung ứng giá trị

Khi xây dựng hệ thống cung ứng giá trị, sự cạnh tranh mới không còn diễn ra giữa từng đối thủ cạnh tranh nữa mà diễn ra giữa tính hiệu quả tương đối giữa cách hệ thống cung ứng giá trị cạnh tranh với nhau do các đối thủ đó tổ chức ra. Như vậy, Marketing không chỉ là công việc của bộ phận bán hàng. Nó có trách nhiệm thiết kế, quản lý hệ thống cung ứng giá trị thượng hạng để vươn tới những nhóm khách hàng mục tiêu. Như vậy cán bộ phụ trách Marketing không chỉ hướng đến việc tiêu thụ các sản phẩm hiện có, mà còn phải nghĩ đến cả việc làm thế nào kích thích phát triển những sản phẩm đã cải tiến của công ty, cùng với các bộ phận khác tích cực tham gia quản lý những quá trình kinh doanh cốt lõi, và xây dựng những quan hệ công tác chặt chẽ hơn với bên ngoài.

TRẦN THANH HẢI - KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH