GÓI CỨU TRỢ NGÂN HÀNG 32 TỶ USD CỦA ẤN ĐỘ
Ấn Độ mới đưa vào hệ thống ngân hàng 32 tỷ USD. Đó là khoản tiền mà chính phủ Ấn Độ có kế hoạch đổ vào các ngân hàng quốc doanh, những người đang phải chịu đựng những khoản nợ khổng lồ.
Ước tính chính thức cho thấy 12% dư nợ cho vay ở Ấn Độ - trị giá 150 tỷ USD – là nợ xấu.
Các nhà phân tích hoan nghênh việc bơm tiền mặt như là một động thái "đáng kể" và "cần thiết" giúp khôi phục lại nền kinh tế đang suy yếu của đất nước. Tuy nhiên, một số nhà phân tích đặt câu hỏi liệu gói cứu trợ của chính phủ có đủ lớn để khắc phục thiệt hại gây ra bởi các khoản nợ xấu.
Theo Fitch Ratings, các ngân hàng Ấn Độ cần phải bơm thêm 65 tỷ USD để đảm bảo các quy định quốc tế mới có hiệu lực vào năm 2019.
Shilan Shah, nhà kinh tế học tại Capital Economics, cho biết: "Tôi nghĩ rằng họ sẽ cần đến những chương trình hỗ trợ nữa trong vòng hai năm tới. "
Các nhà phân tích nói rằng gói cứu trợ hiện tại cũng không đảm bảo rằng các ngân hàng quốc doanh sẽ có khả năng cho khách hàng vay vốn mới.
Shailesh Kumar, nhà phân tích của Tập đoàn Eurasia, đã viết trong một bài báo nghiên cứu rằng: "Các biện pháp sẽ không khuyến khích việc cho vay mới ngay lập tức". Bởi vì các ngân hàng tư nhân phần lớn đã lấp đầy khoảng trống trong các khoản cho vay mà các ngân hàng quốc doanh để lại.
Sự tham gia liên tục của chính phủ trong ngành này, với việc 21 ngân hàng quốc doanh chiếm gần 2/3 tài sản toàn ngành cũng có thể là một phần của vấn đề.
ThS. Nguyễn Thị Thùy Trang – Khoa QTKD
- Các nhà tiếp thị đánh giá sai tác động của quảng cáo kỹ thuật số trong bán hàng tại cửa hàng
- AI và năng lượng: Cần một chiến lược phát triển đồng bộ
- Các tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay
- Đòn Bẩy Tài Chính: Con Dao Hai Lưỡi Cần Sự Tính Toán Chính Xác – Bài Học Từ Home Depot Với Gần 8 Tỷ USD Trái Phiếu
- Fed Sắp Quyết Định Lãi Suất Mới – Yếu Tố Quyết Định Giá Vàng Toàn Cầu