0236.3650403 (128)

Hệ thống marketing dọc công ty và hệ thống marketing hợp đồng


  • Hệ thống Marketing dọc của công ty

  Trong hệ thống này, các giai đoạn sản xuất và phân phối thuộc về một chủ sở hữu duy nhất. Hệ thống kiểu này được hình thành do quá trình mở rộng về phía trước hoặc về phía sau trong dây chuyền giá trị của một sản phẩm. Nhà sản xuất có thể mua các nhà phân phối, hoặc nhà phân phối có thể mua nhà sản xuất để kiểm soát từ khâu sản xuất đến lưu thông.

         Ví dụ:

  • Tổng công ty Bưu chính viễn thôngViệt Nam (VNPT) cũng có thể được coi là hệ thống Marketing dọc, vì VNPT sở hữu toàn bộ hơn 4 ngành bưu cục trên cả nước.
  • Hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng là một hệ thống Marketing dọc, vì các ngân hàng là chủ sở hữu các chi nhánh của nó trong cả nước đến tận các huyện, thị.
  •  Hơn 50% hàng hóa bán trong các cửa hàng của tập đoàn bán lẻ Sears được cung cấp bởi các công ty mà Sears sở hữu 1 phần hoặc toàn phần. Các cửa hàng của Giant Food cũng bán đồ uống, kem, bánh ngọt do chính các cơ sở sản xuất của Giant Food cung cấp.
  • Hệ thống Marketing dọc theo hợp đồng : (Contractual VMS)

  Là kiểu phân phối theo chiều dọc trong đó các thành viên độc lập ở những giai đoạn sản xuất và phân phối liên kết lại với nhau nhằm tiết kiệm chi phí đồng thời bán được nhiều hàng hóa hơn so với công ty đó hoạt động một mình. Để cạnh tranh, các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ đã tự tổ chức liên kết lại với nhau dưới các hình thức khác nhau như: liên kết tự nguyện của những người bán lẻ do người bán sỉ tài trợ; hợp tác xã những người bán lẻ...

  Nhượng quyền kinh doanh (Franchise organization) là quan hệ thỏa thuận phổ biến nhất, theo đó một thành viên trong kênh phân phối gọi là công ty nhượng quyền (franchisor) liên kết một vài giai đoạn trong toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối.

        Có 3 loại hình franchise:

  • Hình thức thứ nhất là hệ thống nhượng quyền bán lẻ của nhà sản xuất.

  Ví dụ:  Các hãng xe ô tô ở Mỹ như Ford, Buick đều có một hệ thống cửa hàng bán lẻ các sản phẩm của mình trên nước Mỹ. Cà phê Trung Nguyên cấp ưu đãi cho các nhà bán lẻ nếu họ đồng ý những điều kiện công ty đưa ra.

  • Hình thức thứ 2 là hệ thống nhượng quyền bán buôn của các nhà sản xuất.

Ví dụ:Hãng Coca-Cola cho phép các công ty đóng chai (các công ty bán buôn) ở nhiều nơi được phép mua nước si-rô cô đặc Coca-Cola để đóng chai thành các sản phẩm hoàn chỉnh rồi bán lại cho các cửa hàng bán lẻ ở thị trường địa phương.

  • Thứ 3 là hệ thống nhượng quyền bán lẻ của các hãng cung cấp dịch vụ.

Ví dụ:Hầu hết các sân bay ở Mỹ đều có dịch vụ thuê xe ô tô của các hãng Hertz, Avis....hoặc hình thức kinh doanh dịch vụ thức ăn nhanh của McDonald’s, KFC...

Hồng Nhung