0236.3650403 (128)

KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG RONG


Đỗ Văn Tính – Khoa QTKD

 

Các khái niệm

 

Tại điều 2, Quy định số 46/2009/QĐ-UBND “Quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã nêu rõ: “Người bán hàng rong là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh, không có địa điểm kinh doanh cố định và không gọi là "thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại.”

Theo đó, cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.

Quy định về hàng rong, Điều 5, Nghị định số 39/2007/NĐ-Cp quy định: các cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:

Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;

Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định  của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh; Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.

 

Phân loại hoạt động bán hàng rong

Theo Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP, bán hàng rong bao gồm các hoạt động thương mại:

Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nƣớc uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

 

Bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới

Bán hàng rong không phải là một hoạt động kinh doanh mới mẻ và xa lại với các quốc gia trên thế giới, thậm chí bán hàng rong còn được coi như là một nét văn hóa lâu đời tại một số khu vực như Thái Lan, Việt Nam, Singapore, Ấn Độ…Nghiên cứu hoạt động bán hàng rong, sẽ là thiếu sót nếu không nhìn nhận hoạt động bán hàng rong trên góc độ của các thành phố ở các quốc gia khác nhau từ đó có cái nhìn toàn cảnh hơn về thực trạng phát triển của loại hình kinh doanh này.

Bán hàng rong tại Singapore

Singapore, quốc đảo sư tử vốn đƣợc biết đến là một quốc gia văn minh và sạch sẽ bậc nhất trên thế giới cũng đã từng đối mặt với những ảnh hưởng không nhỏ của hoạt động bán hàng rong. Một số người đã nhận ra một bức gương phản chiếu giữa một Hà Nội, một thành phố Hồ Chí Minh ngày nay với một Singapore ngày trước, đây là lí do mặc dù trình độ phát triển chênh lệch của Singapore và Viêt Nam, chúng tôi vẫn tìm đến Singapore như một mảnh ghép hoàn thiện bức tranh bán hàng rong.

Singapore ngay từ đầu đã đánh giá cao sự đóng góp của hàng rong vào nền kinh tế của nƣớc này. Hàng rong giữ vai trò người cung cấp các nhu yếu phẩm, kể cả các bữa ăn hàng ngày cho những người có thu nhập thấp đồng thời cũng đã giữ cho giá sinh hoạt của thành phố không tăng cao. Nhằm giải quyết tình trạng ngƣời bán hàng rong chiếm lĩnh khắp các đường phố, thay vì loại bỏ loại hình kinh doanh này, từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, Singapre đã có kế hoạch điều chỉnh hệ thống quản lý hàng rong. Một trong những giải pháp được Chính phủ Singapore đưa ra là thực hiện chương trình xây dựng các khu trung tâm mua bán thực phẩm, chợ…để đưa người bán hàng rong vào buôn bán. Ở đó, ngƣời bán hàng rong có nơi bày bán hàng tử tế, có nước máy, điện để dùng, có chỗ bỏ rác nên không phải vứt rác bừa bãi, làm bẩn môi trường.

Singapore được biết tới là quốc gia duy nhất trên thế giới nơi mà những ngƣời bán hàng rong được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Tại Singapore cũng có một phòng ban chuyên trách quản lý hoạt động bán hàng rong trực thuộc Chính phủ, là nơi cấp phép cũng như quản lý những đối tượng bán hàng rong không có giấy phép kinh doanh. Như hầu hết các quốc gia Đông Nam Á khác, hàng rong tại Singapore phát triển từ lâu đời. Năm 1971, một chương trình quốc gia nhắm mục đích xây dựng các trung tâm mua bán hàng rong chuyên biệt và cấp phép cho những những ngƣời bán hàng rong đã được thực hiện. Chương trình này chủ yếu tập trung vào cung cấp các cơ sở vật chất và dịch vụ cơ bản như đường nước, điện và thu gom và xử lý rác thải. Đến năm 1996, tất cả những người bán hàng rong đều đã đƣợc phân bổ vào các khu trung tâm mua bán. Năm 1998, xấp xỉ 24 nghìn ngƣời bán rong buôn bán tại 184 trung tâm mua bán gia nhập vào đội ngũ hơn 18 nghìn ngƣời buôn bán thực phẩm tại đó. Hiện nay có khoảng gần 50.000 người bán rong tại quốc đảo này. Phòng quản lý bán hàng rong đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo những người bán rong giữ gìn môi trường sạch sẽ và không gây phiến toái cho khách bộ hành. Cơ quan này còn xây dựng các khóa học về vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng cho những người bán rong, chỉ tính từ năm 1990 đến 1996, có khoảng 10.000 người đƣợc đào tạo. Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore cũng phát triển tính điểm nghiêm ngặt, yêu cầu những ngƣời bán hàng phải đặt các bảng điểm này trƣớc các gian hàng của mình và tiến hành kiểm tra thường xuyên. Hiện nay, ước tính Singapore có khoảng 25.000 gian hàng như vậy.

Thành phần của những người bán hàng rong tại Singapore đã thay đổi đáng kể trong thời gian qua với sự nổi lên của nhữn người trẻ tuổi, được đào tạo học vấn. Thay đổi này đƣợc cho là do sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp đã đẩy xấp xỉ 13.000 sinh viên tốt nghiệp vào tình trạng không có việc làm và rất nhiều trong số đó đã đi bán hàng rong.

Singapore đã chứng minh rằng không thể làm sạch đường phố chỉ bằng cách di rời những người bán hàng rong trái phép, việc quản lý hoạt động bán hàng rong chỉ được thực hiện hiệu quả khi đã tạo ra được nhiều việc làm thay thế cho những ngƣời bán hàng rong. Đồng thời thực hiện chế độ quản lý nghiêm, áp dùng hình phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm luật kinh doanh, lấn chiếm lề đường hoặc không có giấy phép đăng lý kinh doanh.

Bán hàng rong tại Ấn Độ

Trong số các quốc gia châu Á thì Ấn Độ là một nƣớc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Cùng là những quốc gia đang phát triển với nền văn hóa phong phú, Ấn Độ cũng đang phát triển mạnh mẽ với những cải cách lớn về cả kinh tế và xã hội. Cũng giống như tại Việt Nam, hoạt động bán hàng rong đã hình thành khá lâu tại Ấn độ. Số lượng người bán hàng rong chiếm tới 2% dân số và thu nhập của họ đóng góp không nhỏ vào GDP của hàng năm của nước này.

Tại Ấn Độ, hàng triệu ngƣời bán hàng rong tập trung tại các thành phố lớn như Mumbai (khoảng 250.000 người), Delhi (khoảng 200.000 người), Calcutta (hơn 150.000) và Ahmedabad (khoảng 100.000 người)… Phần lớn trong số họ là những người nghèo đến từ Bihar, Orissa, Uttar Pradesh, hay vùng nông thôn Bengal để kiếm sống trong các thành phố lớn. Họ ngủ trong khu nhà ổ chuột hoặc trên vỉa hè, và không có gia đình đi cùng. Những người này thường không có trình độ học vấn, thậm chí một phần không nhỏ trong số đó là mù chữ và phải tự kiếm sống từ khi còn rất nhỏ. Hầu hết mặt hàng mà những người bán hàng rong tại Ấn Độ cung cấp là các sản phẩm sản xuất bởi các nhà sản xuất quy mô nhỏ. Hoạt động sản xuất này thường do những ngƣời dân tự tổ chức để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu và khả năng chi trả của người tiêu dùng địa phương. Họ bán sản phẩm ở những nơi thuận tiện nhất để bất kỳ ai cũng có thể mua đƣợc một cách dễ dàng, thuận tiện và điều đó được ghi nhận là đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.

Người bán hàng rong đã góp phần đáng kể vào phát triển nền kinh tế các đô thị Ấn Độ, cũng vì vậy mà hơn một nửa số người dân đô thị phụ thuộc vào họ. Tại Ấn Độ, những người làm công việc này gốm cả nam giới và phụ nữ. Trong khi ở các tỉnh thành phía Nam và Đông Bắc, số lượng phụ nữ bán hàng rong chiếm đa số thì tại các thành phía Bắc và các thành phố lớn thì nam giới lại có tỷ lên cao hơn hơn. Chẳng hạn như tại Meghalaya, phụ nữ chiếm khoảng 70% số người bán hàng rong thì tại Kanpur, tỷ lệ này là khoảng 20%. Vì vậy mà hoạt động bán hàng rong đã góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ đồng thời nó cũng cung cấp một số lượng công ăn việc làm cho khá nhiều người thất nghiệp trong nước.

Với đặc trưng của nền kinh tế, hàng rong Ấn Độ cũng đã trải qua những những giai đoạn giống như tại Việt Nam trƣớc khi đƣợc nhìn nhận là đã góp góp phần vào sự phát triển của kinh tế địa phương và sự giàu có của các đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực của nó thì vấn đề bán hàng rong tại Ấn Độ cũng tồn tại nhiều điểm bất cập. Vì vậy đây cũng là một vấn đề gây ra không ít tranh cãi cho các nhà quản lý Ấn Độ. Hiện tượng bán hàng không có tổ chức, tràn lan, gây mất trật tự là điều không hề hiếm thấy. Tệ nạn xã hội và những vấn đề đạo đức phát sinh. Điều đó yêu cầu có sự can thiệp của nhà nước. Tuy nhiên, một mặt những người bán hàng rong phải tự thu xếp địa điểm, một mặt, họ đưa hối lộ cho những cán bộ hay cảnh sát tham nhũng. Điều này càng làm cho quản lý của Nhà Nước mất hiệu quả và trở nên khó khăn hơn.

Những giải pháp mà các nhà quản lý đƣa ra đầu tiên đó là cung cấp giấy phép bán hàng cho những người bán hàng rong. Ông Deshpande, Giám đốc Viện nghiên cứu thay đổi kinh tế và xã hội (ISEC), cho biết “Họ được công nhận quyền bán hàng và có quyền kinh doanh tại những khu vực nhất định. Tất cả đều nằm trong quản lý của chính quyền”. Chính phủ Ấn Độ cũng ban hành nhiều quy định trong đó thừa nhận những người bán hàng rong đã “cung cấp thực phẩm cơ bản cho người dân với giá cả hợp lý và địa điểm bán thuận tiện gần khu dân cư”. Quy định về vấn đề này, các điều luật cụ thể đã được ban hành như Chính sách quốc gia về bán hàng rong tại khu vực đô thị tại Hindu năm 2004, Chính sách quốc gia về bán hàng rong tại khu vực đô thị năm 2004, Chính sách quốc gia về bán hàng rong tại khu vực đô thị năm 2009. Những hội nghị thường niên, những cuộc họp của ủy ban các cấp thường xuyên đƣợc tổ chức để bảo vệ quyền lợi cũng như đưa ra những giải pháp hợp lý nhất nhằm bảo vệ và quản lý những người bán hàng rong.

Tuy nhiên, khi đô thị ngày càng mở rộng và nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn nữa thì càng không còn chỗ cho những người bán hàng rong. Công ăn việc làm của họ đang bị đe dọa. NASVI (Nationa alliance of street vendor of India) – Hiệp hội những người bán hàng rong Ấn Độ đã được thành lập để đưa hoạt động bán hàng rong vào quy mô, tổ chức. Hàng năm, hiệp hội luôn tổ chức những hội nghị thường niên tổng kết lại những kết quả của các thành viên trong năm qua, tổ chức lên kế hoạch, hình thành ngân sách cho hoạt động của năm sau. Hiệp hội cũng có những hoạt động mang nhiều ý nghĩa như ngày hội bán hàng rong, diễn ra vào ngày 20 tháng 1 hàng năm nhằm tăng cường sự liên kết giữa những người bán hang rong và khuyến cáo các nhà làm luật và quản lý thực hiện các chính sách mang lại lợi ích cho ngƣời bán hang rong.

 

Bán hàng rong tại các quốc gia khác

 

Vấn nạn hàng rong hiện nay không chỉ dừng lại ở phạm vi một quốc gia mà còn lan rộng trên phạm vi quốc tế. Thiếu việc làm và nghèo đói đã đẩy người dân ở nông thôn khỏi làng quê của mình để tìm đến thành phố, nơi được kỳ  vọng là sẽ đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ. Những người dân di cư này vì không có đủ các kỹ năng cũng như trình độ giáo dục để có được một công việc ổn định với mức lương tốt, buộc phải gắn mình với những khu vực kinh doanh phi chính thức mà một trong số đó là hàng rong. Những đối tượng bán hàng  rong bao gồm những người dân nông thôn nghèo, thiếu kỹ năng làm việc cần thiết ở các quốc gia châu Á như Bangladesh, Nepal, Campuchia, Việt Nam…hoặc những công nhân bị mất việc do doanh nghiệp kinh doanh kiểu cũ bị phá sản, sáp nhập tập trung nhiều tại Philippine, Triều Tiên, Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay Ấn Độ. Họ phải tìm các công việc trả lương thấp trong khu vực phi chính thức đê tồn tại.

Tại Bangladesh, số lượng người bán hàng rong rất lớn. Theo như số liêu thống kê, có khoảng 90.000 người bán rong và bán hàng rong vẫn bị coi là một hình thức kinh doanh trái phép, luôn đối mặt với sự phản đối của các nhà chức trách. Họ phải chi một khoản lớn trong thu nhập của mình để hối lộ nhằm được phép tiếp tục kinh doanh.

Hàng rong ở Srilanka có vẻ nhận đƣợc vị trí trong xã hội tốt hơn tại Bangladesh và Ấn Độ. Hàng rong tại hầu hết khu vực đô thị không phải bị cấm hoàn toàn, họ có thế bán hàng rong trên vỉa hè nếu họ đóng thuế hàng ngày cho chính quyền thành phố. Mặc dù đƣợc sự công nhận về mặt pháp luật, những ngƣời bán hàng rong vẫn bị xua đuổi nếu chính quyền thành phố cảm thấy hoạt động bán hàng rong gây khó khăn cho cộng đồng chung.

Trong khi đó, bán hàng rong là một trong những đặc điểm dễ nhận thấy nhất tại Thái Lan. Hầu hết các tuyến phố đều có sự xuất hiện của những ngƣời bán rong quần áo, đồ điện tử, thực phẩm tươi và nấu sẵn. Trên thực tế, hàng  rong tại Thái Lan nổi tiếng không phải vì giá rẻ mà vì chất lượng dinh dưỡng. Chính quyền thành phố Bangkok đã cái tạo các địa điểm chuyên biệt cho người bán hàng rong kinh doanh. Hiện nay ước tính có khoảng 287 địa điểm như vây. Những địa điểm chính thức dành riêng cho hoạt động bán hàng rong, tuy nhiên vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu và những địa điểm này không phủ hết các khu vực của thành phố và do vậy không tiếp cận đƣợc hết các khách hàng.

Malaysia là một trong ít các quốc gia Châu Á đã đưa ra các tiêu chuẩn nhận diện cho những người bán hàng rong. Năm 1990, Malaysia đã thiết lâp hệ thống chính sách quốc gia điều chỉnh hoạt động bán hàng rong và việc kiểm tra do một phòng ban chuyên trách đảm nhận. Theo thống kê của cơ quan này, số lượng người bán rong đƣợc cấp giấy phép tăng 30% từ năm 1990 đến năm 2000.

Chính phủ Hàn Quốc, như hầu hết các Chính phủ khác ở châu Á, đã từng tỏ ra không khôn ngoan trong quản lý hoạt động bán hàng rong. Những người bán hàng rong và vô gia cư liên tục bị tấn công. Chính phủ Hàn Quốc thậm chí đã từng thuê các tổ chức gangster để xua đuổi những nhóm ngƣời này. Khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc năm 1998 kéo theo hàng loạt cuộc tái cơ cấu, một bộ phận lớn công nhân mất việc làm và phải rời tới khu vực kinh doanh bất hợp pháp để kiếm sống. Hiện nay, tại Seoul có khoảng 800.000 người bán hàng rong.

Rõ ràng, Chính phủ ở các quốc gia ít nhiều đã từ chối thừa nhận bán hàng rong như một hoạt động kinh doanh hợp pháp và thực tế coi hàng rong như một nhân tố tác động xấu đến phát triển kinh tế.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Nghị định số 39/2007/NĐ-Cp của Chính phủ
  2. Quy định số 46/2009/QĐ-UBND  của UBND thành phố Hà Nội
  3. Street vendors in Asia: A review Sharit K Bhowmik International status of street hawkers, Report on Stress Hawkers
  4. Sampling Singapore street fare at Whole foods, tác giả Rosemary Black, đăng trên Daily news
  5. Triết lý kinh tế của hàng rong - TS Nguyễn Sĩ Dũng