0236.3650403 (128)

Mô hình KEEFIAS


 

KEEFIAS là viết tắt của những từ sau Knowledge, Education, Experience, Flexibility, Interactive, Attitude và Skills :

- Knowlege (Kiến thức): là những câu hỏi như học cái gì, sâu cỡ nào, sử dụng được đến đâu…

- Education (bằng cấp): học ở đâu, học đến level nào…

- Experience (Kinh nghiệm): bao nhiêu năm làm chuyên môn, đi được những nơi nào, làm những việc gì, trách nhiệm và thành tựu.

- Flexibility (Linh Hoạt): có thể làm trong môi trường nào, Bắc Trung Nam, biển đồi núi, khả năng giãn nở với điều kiện khách quan, khả năng nghe nhìn quan sát nhận định, quan hệ xã hội…

- Interactive (Tương tác): có biết giao thoa trong nhiều luồng văn hóa bản địa không… Khả năng tương tác của một người càng cao thì càng có thể tiết kiệm được khối thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.

- Attitude (thái độ): là sự hòa nhã thân thiện vui vẻ cởi mở với đồng nghiệp, hay là khép kín phe phái đâm bị thóc chọc bì gạo giương đông kích tây, làm ra nhiều tiền bằng thái độ dối trên lừa dưới hay làm ra ít tiền trong sự trung thực cầu tiến, sống trong hệ thống bằng lách luật hay thẳng thắn tuân thủ cải thiện…

- Skill (kỹ năng): chuyển thông tin từ biết (kiến thức) sang thực hành (experimental) đến thói quen nhuần nhuyễn (kỹ năng).

Như vậy với mỗi vị trí chức vụ trong tổ chức, đều phải có KEEFIAS tương ứng, vấn đề là xây dựng platform này như thế nào. Tất nhiên là KEEFIAS của anh giám đốc phải có những tiêu chí cao hơn KEEFIAS của chị trưởng phòng, nhưng chị trưởng phòng cũng cần phải biết một cách công khai để có thể biết mình đang đứng ở đâu và đặt mục tiêu phấn đấu. Người làm nhân sự đòi hỏi phải có tư duy phân tích công việc và cần phải tinh tế thì mới thiết lập được mô hình KEEFIAS thành công làm nền tảng phát triển đội ngũ nhân sự tại doanh nghiệp.

 

TS. Hà Thị Duy Linh

Khoa Quản Trị kinh doanh