0236.3650403 (128)

MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG


Th.S Phạm Thị Thu Hương

 

Quản trị chất lượng có chung nguồn gốc với khoa học quản trị ngay từ những đề xuất kiến nghị có tính hệ thống của Frederick W.Taylor. Xét về mặt thực chất thì chính cha đẻ của trường phái “quản trị khoa học” đã dành một sự chú ý đặc biệt tới sự cần thiết phải tính tới yếu tố dao động, thay đổi của quá trình sản xuất và đánh giá tính quan trọng của sự kiểm soát và loại trừ (theo khả năng). Hệ thống Taylor lúc đấy đã bao gồm những khái niệm và những giới hạn trên và dưới của chất lượng, dung sai cho phép, đưa vào sử dụng các dụng cụ đo lường như các khuôn mẫu, thước đo calip. Cũng ở hệ thống này ông đưa ra lập luận về sự cần thiết phải đặt ra chức danh thanh tra về chất lượng, phải có hệ thống đa dạng về xử phạt với những người làm ra sản phẩm hư hỏng v..v..cùng các hình thức và các phương pháp tác động đến chất lượng sản phẩm.

Trong một thời gian dài từ những năm 20 đến những năm 80 của thế kỷ XX con đường phát triển của quản trị học và quản trị chất lượng theo kiểu đôi đường đôi ngả. Trong thời kỳ này vấn đề chủ yếu nhất đối với chất lượng đã được nhận thức và xử lý theo con đường bằng các chuyên gia mà phần đông là các kỹ sư thiên về kỹ thuật và công nghệ để kiểm tra  và quản lý các khả năng sai lệch về sản phẩm và quá trình sản xuất. Vấn đề của quản trị vào lúc đó thì nói chung lại nghiêng về khía cạnh các kế hoạch về tổ chức và thậm chí là tâm lý xã hội.

Trên thực tế từ nửa cuối những năm 20-50 của thế kỷ XX đã xuất hiện các phương pháp kiểm tra chất lượng bằng thống kê (SQC – Statistical Quality Control). Những phương pháp mới này đã nhận được sự phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây. Những nhà khoa học có công đầu trong việc phát minh các phương pháp SQC thuộc về W.A.Shewhart. Chính nhờ những nỗ lực của các nhà khoa học này mà các công cụ phòng ngừa của kiểm tra chất lượng bằng phương pháp thống kê (SQC) bao gồm cả lưu đồ kiểm tra còn sử dụng đến tận ngày nay, người ta lập ra luận cứ sử dụng của phương pháp chọn mẫu để kiểm tra chất lượng sản phẩm và điều chỉnh quá trình kỹ thuật.

Phát triển các nguyên tắc chứng nhận

Chúng ta không thể hiểu rõ vai trò của các chuẩn mực ISO 9000 nếu như không nghiên cứu cụ thể. Trong thế kỷ 20 người ta nhận thấy có một sự phát triển rất mạnh khái niệm về quyền của người tiêu dùng. Trong số đó  có quyền được thông tin đầy đủ và chính xác về chất lượng hàng hóa mà khách hàng đã mua. Người ta cũng công nhận rằng khách hàng là khâu yếu và chịu thiệt thòi nhất trong các quan hệ với nhà sản xuất, nếu như nhà sản xuất làm ra sản phẩm chỉ cần đạt được vẻ bề ngoài của hàng hóa. Để bảo vệ khách hàng cần phải đề cao và công nhận quyền của họ được thông tin và buộc các nhà chế tạo phải cung cấp nó một cách đầy đủ và chính xác.

Vào đầu thế kỷ XX quyền được nhận các thông tin của khách hàng về hàng hóa chủ yếu được thực hiện trên cơ sở các bảng kê (các điều kiện kỹ thuật), ở đây người ta thiết lập các đặc tính chủ yếu của hàng hóa và các phương pháp kiểm tra chúng. Hàng hóa sẽ được xuất xưởng nếu như các kết quả thử nghiệm kiểm tra là đạt được các chỉ tiêu đã được công bố.