0236.3650403 (128)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC NHTM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (PHẦN 1)


1/ Tìm kiếm và mở rộng cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên của những doanh nghiệplớn trên, cơ quan mà NHTM đã thiết lập quan hệ, trong đó lựa chọn những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Đặc điểm của hình thức cho vay tiêu dùng làviệc tăng dư nợ của loại hình này hoàn toàn phụ thuộc vào sự hợp tác lãnh đạo của các cơ quan, doanh nghiệp, vì chỉ sau khi có sự đồng ý của ban lãnh đạo, chi nhánh mới có thể xúc tiến cho vay từng cán bộ công nhân viên làm việc trong đơn vị đó. Trong khi các doanh nghiệp bận bịu với việc sản xuất kinh doanh của mình thì họ sẽ không nhiệt tình trong sự hợp tác này lắm nhưng mối quan hệ tốt đẹp đã có từ trước với ngân hàng thì sự hợp tác này sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.

Bên cạnh các quan hệ đã được thiết lập từ trước, ngân hàng phải tiếp tục tạo dựng mối quan hệ đối với những doanh nghiệp khác trên địa bàn. Trên cơ sở cung cấp các nghiệp vụ mạnh của ngân hàng như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ, ....Các NHTM đã thiết lập nên những quan hệ tốt đẹp, qua đó có cơ hội hướng khách hàng sử dụng những dịch vụ phong phú khác của ngân hàng, trong đó có cho vay tiêu dùng.

            2/  Phát triển thêm các sản phẩm cho vay tiêu dùng

   Để cạnh tranh với các ngân hàng khác thì NHTM phải đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu vay vốn ngày càng cao của khách hàng. Đa dạng hóa theo hướng cạnh tranh với các đối tác khác, không thể bị đối tác tấn công.

   NHTM phải luôn quan tâm đến việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, phải đón đầu được những nhu cầu đó để từ đó cải tiến những sản phẩm đã có và cho ra đời những sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nhằm đáp ứng tối đa cho người tiêu dùng được hưởng lợi trực tiếp và nhiều nhất những lợi ích mà hình thức cho vay tiêu dùng mang lại. Giúp người dân kết hợp nhu cầu hiện tại với khả năng thanh toán trong tương lai.

   Tránh tình trạng sản phẩm ra đời nhưng không được bán ra thị trường do không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Khi sản phẩm của chi nhánh trở nên đa dạng và thỏa mãn nhu cầu của khác hàng, chi nhánh sẽ thu hút được khách hàng đến với mình.

   Việc đa dạng hóa các sản phẩm cho vay đều có ưu, nhược điểm riêng. Sản phẩm nào dễ cho vay, dễ thu hồi vốn thì chi nhánh cần phát huy, sản phẩm nào vẫn khó khăn về việc thẩm định hoặc thu nợ thì cần phải khắc phục và tìm cách giải quyết.

3/  Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động marketting ngân hàng

   Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi mà sự cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt thì hoạt động marketing trở nên rất quan trọng. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần xây dựng cho mình một chiến lược marketing phù hợp hơn nữa. Cụ thể đó là:

   Tăng cường tuyên truyền quảng bá các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp một cách rộng rãi nhằm tạo cho khách hàng biết đến hoạt động, cơ chế chính sách tín dụng của ngân hàng, từ đó đẩy mạnh một cách bền vững.

   Chủ động tìm kiếm khách hàng: không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá mà nhiệm vụ quan trọng hơn là tìm hiểu khách hàng, lựa chọn khách hàng mục tiêu. Từ đó giúp ngân hàng đưa ra các giải pháp, các chiến lược cụ thể nhằm thu hút khách hàng tới chi nhánh nhiều hơn.

   Song song với việc thu hút khách hàng mới thì chi nhánh cũng nên thiết lập các chương trình chăm sóc khách hàng hiện tại để vừa thu hút được khách hàng mới vừa giữ chân được khách hàng cũ. Chẳng hạn như có thể in lịch, tặng quà, thiệp chúc mừng cho khách hàng vào dịp lễ hay vào những ngày quan trọng.

   Thường xuyên xây dựng và giới thiệu những chính sách khuyến khích và ưu đãi đối với khách hàng, quan tâm tới khó khăn thực tế và nhu cầu của khách hàng để từ đó đề ra những biện pháp cụ thể đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, góp phần làm cho mối quan hệ đôi bên ngày càng bền vững.

 

                                                                                                   Lê Phúc Minh Chuyên