0236.3650403 (128)

NỀN TẢNG CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC


Những khó khăn kinh tế của Chrysler đã khiến báo giới tốn không ít giấy mực. Trong suốt thập kỷ qua, dưới quyền quản lý của hai ông chủ, công ty này gặp khá nhiều khó khăn về tài chính, trước hết là gã khổng lồ Daimler-Benz của Đức, sau đó là Cerberus Capital Management, một công ty quản lý quỹ tư nhân của Mỹ. Ngày 30 tháng 4 năm 2009, Chrysler áp dụng chương 11 của luật phá sản và đồng thời tuyên bố kế hoạch thâu tóm của hãng sản xuất ô tô Fiat, theo đó, Fiat sẽ chiến 20% cổ phần trong công ty mới, với quyền chọn nhằm tăng cổ phần 35% và cuối cùng là 51%. Thương vụ kết thúc vào ngày 10 thagns 6 năm 2009, dưới sự lãnh đạo của chính quyền Obama và được người dân Mỹ ủng hộ về mặt tài chính.

            Kể từ năm 2004, Sergio Marchionne tổng giám đốc điều hành của Fiat không mấy khó khăn để hòa nhập vào công việc mới. Ông dường như muốn tái cơ cấu lại Chryler không chỉ về tài chính mà còn về cách vận hành công ty.

            Thay vì nhận phòng làm việc ở tầng trên cùng của người tiền nhiệm Bob Nardelli, Marchionne nhận văn hòng ở tầng thứ tư, ngay cạnh khu trung tâm kỹ thuật. Theo những người thân cận của ông, Marchionne nhận văn phòng đó để được gần gũi các kỹ sư và những người quản lý hàng ngày chịu trách nhiệm ra quyết định ở công ty sản xuất ô tô này.

            Quan trọng hơn ngay sau khi nắm quyền, Marchionne công bố một loại thay đổi trong cấu trúc của Chrysler.

            Trước hế, mỗi nhãn hàng của Chrysler-Chrysler, Jeep, Dodge, và Mopar (nhà sản xuất phụ tùng) sẽ là những bộ phận kinh doanh tách biệt, có đội ngũ nhân viên trẻm điều hành theo định hướng thị trường, chịu trách nhiệm về lợi nhuận và thua lỗ thay vì chia trách nhiệm cho các kỹ sư truyền thống. Đó là sự lặp lại những gì ông làm ở Fiat, một nhân viên quản lý lâu năm của Fiat nói.

            Thứ hai, Marchionne đã đơn giản hóa đáng kể đội ngũ quản lý để việc ra quyết định được nhanh chóng và chuyển các nhà quản lý đến gần hơn với công việc sản xuất và kinh doanh ô tô. Hai mươi ba quản lý cao cấp sẽ báo cáo trực tiếp cho ông, trong khi người tiền nhiệm của ông, Nardelli, chỉ nhận được rất ít báo cáo trực tiếp.

            Thứ ba, trong khi tâm huyết thiết lập ranh giới và trách nhiệm riêng giữa các dòng xe, dường như Marchionne muốn kết hợp Fiat và Chrysler ở những công đoạn khả thi, bao gồm việc tích hợp vận hành sản xuất, nghiên cứu và phát triển, và các hoạt động tiếp thị. Ví dụ, ông muốn thiết lập dây chuyền của Fiat ở những nhà máy của Chrysler và dùng sức hấp dẫn cảu thương hiệu fiat để bán các mẫu xe Jeep và Chrysler khắp thế giới.

            Trong buổi họp đầu tiên với công nhân tại Chrysler, Marchionne đã nói về việc thay đổi cơ cấu của Chrysler và so sánh nổ lực tái cơ cấu trước kia đối với Fiat: “5 năm trước, tổ đảm nhận một vị trí tương tự ở Fiat. Rất nhiều nhà sản xuất ô tô nhìn nhận công ty là một doanh nghiệp thất bại, kém ỏi chuyên sản xuất xe kém chất lượng và gặp khó khăn bỏi thói quan liêu vô độ”. Ông hứa sẽ mang lại thành công cho Chrysler như đã từng thực hiện ở Fiat. Khó có thể nói liệu ông sẽ thành công hay không, nhưng hầu hết mọi người đều đồng tính với tuyên bố của ông về ngành công nghiệp ô tô: “Việc tái cơ cấu một cách nghiêm túc ngành công nghiệp ô tô hiện nay là hoàn toàn cần thiết nếu như ngành này muons phát triển khả thi về mặt kinh tế”.

            Các quyết định cơ cấu giống như quyết định của Sergio Marchine ở Chrysler là những quyết định cơ bản nhất gây ra nhiều tranh cãi mà một nhà lãnh đạo có thể mắc phải. trước khi chúng ta đào sâu vào các yếu tố cơ bản trong cơ cấu tổ chức của một tổ chức và cách thức có thể ảnh hưởng đến hành vi, hạy tự đánh giá phản ứng của bạn trước một loại cấu trúc tổ chức đó là cấu trúc quan liêu./.

Nguyễn Huy Tuân