0236.3650403 (128)

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC XÂY DỰNG NHÀ MÁY TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ - PHẦN 1


NGHIÊN CỨU VIỆC TỔ CHỨC XÂY DỰNG NHÀ MÁY

TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ

(PHẦN 1)

1. Các yêu cầu khi tổ chức xây dựng nhà máy

            Sau khi nghiên cứu về vị trí bố trí xí nghiệp, nội dung tiếp theo cần nghiên cứu là vấn đề tổ chức xây dựng nhà máy của dự án. Để đảm bảo tính khả thi về vấn đề này, trong dự án cần quán triệt các nguyên tắc sau:

            (1) Sử dụng đất đai tiết kiệm, bố trí tổng mặt bằng xây dựng hợp lý và thuận lợi. Đảm bảo các yêu cầu vệ sinh công nghiệp, xử lý chất thải, phòng cháy chữa cháy và đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường.

            (2) Đảm bảo yêu cầu mỹ quan về mặt nghệ thuật kiến trúc.

            (3) Tiết kiệm chi phí xây dựng, phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư.

2. Xác định các công trình cần xây dựng

            Nội dung cơ bản của phần này là xác định các hạn mục công trình cần xây dựng nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện bố trí máy móc, thiết bị, bố trí sản xuất, bố trí lao động an toàn và thuận lợi. Để xác định các hạng mục cần xây dựng phải dựa vào các căn cứ cơ bản sau đây:

           - Yêu cầu về đặc tính kỹ thuật của máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất được lựa chọn.

           - Yêu cầu về các yếu tố cơ sở hạ tầng.

           - Cách thức tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

           - Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu và bán thành phẩm.

           - Số lượng lao động cần sử dụng trong dự án.

           Bên cạnh những nội dung trên, nhà quản trị dự án còn phải xem xét một cách tổng quát các hạng mục xây dựng chủ yếu của một cơ sở công nghiệp thường bao gồm các hạng mục sau:

           - Các bộ phận sản xuất chính

           - Các bộ phận hành chính văn phòng

           - Hệ thống kho tàng, sân bãi,..

           - Hệ thống cấp thoát nước, điện, ánh sang, thông tin liên lạc

           - Hệ thống đường vận chuyển nội bộ

           - Khu nhà ăn, giải trí, vệ sinh và để xe

           - Hệ thống xử lý nước thải

           - Hệ thống phòng cháy chữa cháy

           - Hệ thống thiết bị bảo vệ, an toàn cho cơ sở, nhà máy,..

           Đối với mỗi hạng mục công trình xây dựng cần phải xem xét các mặt sau đây:

           - Diện tích xây dựng và khối lượng các công việc xây lắp

           - Đặc điểm kiến trúc

           - Chi phí xây dựng: Đây là một yếu tố chi phí lớn trong tổng vốn đầu tư của dự án. Việc tính toán khoản chi phí này thường phức tạp và có sai số lớn. Nguyên tắc tính toán các khoản chi phí này là phải dựa vào các căn cứ như:

           + Khối lượng, diện tích các hạng mục công trình cần phải xây dựng.

           + Đơn giá tổng hợp xây dựng: Các đơn giá này thường được đúc rút, kết luận từ việc thực hiện các công trình tương tự trong thời gian gần với thời gian thực hiện dự án có tính đến yếu tố trượt giá.

           Sau khi đã tính toán được toàn bộ các chi phí xây dựng, ta cần tổng hợp và đưa vào bảng số liệu sau:

Bảng 3.5 Tổng hợp kinh phí xây dựng cơ bản

STT

Danh mục công trình

Diện tích

Đơn giá

Thành tiền

1

Phân xưởng A

 

 

 

2

Phân xưởng B

 

 

 

 

 

 

n

Nhà kho

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

           Chú ý: Chi phí xây dựng theo phương pháp trên cho kết quả nhanh nhưng ai số thường rất lớn (có khi lên đến 30% đến 40%) do đó sau khi tính toán cần phải tính toán them một khoản vốn dự phòng nhất định. Trong trường hợp không có đơn giá tổng hợp ta cần phải lập bảng khái toán công trình trên sở:

           - Khối lượng các phần việc để thực hiện công trình

           - Khối lượng vật tư các loại cần sử dụng và đơn giá của chúng

           - Khối lượng ca máy thi công và đơn giá ca máy

           - Khối lượng lao động cần sử dụng và đơn giá lao động

           - Các chi phí phát sinh khác,…

ThS Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD