0236.3650403 (128)

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỀ SỰ CẠNH TRANH GIỮA NGÀNH THỜI TRANG HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN BẰNG CÁCH ÁP DỤNG MÔ HÌNH KIM CƯƠNG ĐÔI KHÁI QUÁT (phần 4)


3/ Phân tích mô hình kim cương đôi tổng quát

3.1/ Quyết định các biến và mô tả dữ liệu

Để thực hiện mô hình kim cương đôi so sánh lợi thế cạnh tranh của ngành thời trang Hàn quốc và Nhật Bản, chúng tôi chọn 31 biến phụ để thực hiện như biến quyết định của mô hình. Nghĩa là, chúng tôi đã trích 31 biến phụ bằng cách nghiên cứu lý thuyết (Jin 2004 and Moon 2006, Kim el at 2006, Liu and Hsu 2009, Moon and Kim 2010 àn Lee 2004 Shafaei 2009 Son el at, 2007) để phân tích lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành thời trang. Để đo lường 31 biến phụ này, dữ liệu thứ cấp được kết hợp. chúng tôi đã thu thập dữ liệu có liên quan đến mỗi biến phụ từ những nguồn khác nhau của Nhật bản và Hàn quốc.

Như thể hiện trong bảng 1, theo mô hình, 4 yếu tố quyến định: điều kiện yếu tố sản xuất, điều kiện cầu, ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan, và chiến lược, cấu trúc công ty và đối thủ cạnh tranh. Mỗi điều kiện được phân chia thành các biến nội địa và các biến quốc tế.

Mỗi biến phụ của mỗi yếu tố quyết định được lựa chọn dựa trên nền tảng sau.

Các biến

Đại diện

Nguồn dữ liệu

Các điều kiện yếu tố SX

 

 

Nội địa

 

 

Cơ bản

Số công nhân và lao động trí óc  trong ngành dệt và may mặc, 2007

Sự gia tăng trong tỷ lệ sản xuất (%), 2010/2009

 

Lợi thế

Những nhà nghiên cứu trong R&D (trên triệu người), 2007

Giấy chứng nhận, chi phí giấy phép và đặc quyền (Bop, $ mỹ hiện tại), 2010

Năng xuất của chuyên gia, 2007

Năng lực thiết kế trong ngành dệt và may mặc (Ý, Pháp = 100), 2011

 

Quốc tế

 

 

Cơ bản

Sự gia tăng về tỷ lệ xuất khẩu (%), 2009/2010

 

Lợi thế

Tổng doanh thu FDI ra ngoài từ các công ty dệt may Hàn quốc (FDI ra ngoài) (triệu $), 2010

Tổng thu nhập FDI của ngành dệt may (FDI bên trong), (triệu $), 2010

 

Các điều kiện Cầu

 

 

Nội địa

 

 

Qui mô

Tổng dân số (ngàn người), 2010

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) (Triệu $), 2010

Tỷ lệ có việc làm (100-tỷ lệ việc làm) (%), 2011

 

Sự phức tạp (tinh vi)

Tỷ lệ chi tiêu trên quần áo và dệt may trên tổng thu nhập ròng (%), 2011

Nhu cầu của người tiêu dùng, 2007

 

Quốc tế

 

 

Qui mô

Thị phần ở nước ngoài (%), 2010

 

Sự phức tạp (tinh vi)

Tham chiếu những nhãn hiệu địa phương trong thị trường nước ngoài (Ý, Pháp = 100), 2011

 

Các điều kiện ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan

 

 

Nội địa

 

 

Cơ sở hạ tầng

Máy chủ phục vụ internet an toàn (trên triệu người), 2010

Số người đăng ký đường truyền internet cố định (trên 100 người), 2010

Tổng sản lượng ròng của dệt may (ngàn tấn), 2009

 

Ngành có liên quan

Điều kiện về giáo dục liên quan đến quần áo và dệt may (trên triệu người), 2012

 

Quốc tế

 

 

Cơ sở hạ tầng

Máy bay, nhà vận chuyển đăng ký khởi hành khắp thế giới, 2009

Giao thông cảng container (TEU: đơn vị tính 20 feet), 2009

Những người sử dụng Internet (mỗi 100 người), 2010

 

Ngành có liên quan

Kim ngạch xuất khẩu dệt may và quần áo ($), 2010

Số nhà xuất bản có liên quan đến quần áo và dệt may trong số những tạp chí nước ngoài, 2008-2011

 

Chiến lược, cấu trúc công ty và sự cạnh tranh

 

 

Nội địa

 

 

Sự cạnh tranh

Cường độ cạnh tranh giữa các công ty nội địa, 2007

 

Quản lý

Hệ thống QR (Ý, Mỹ = 100), 2011

 

Hiệu quả

Tỷ lệ giá trị gia tăng của ngành dệt may (%), 2008

 

Quốc tế

 

 

Sự cạnh tranh

Thị phần của các thị trường toàn cầu chủ yếu (quốc gia/thế giới,%), 2008

 

Doanh nghiệp toàn cầu

Khả năng lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu của các CEO, 2007

 

 

3.2/ Điều kiện yếu tố sản xuất

Điều kiện yếu tố sản xuất, đại diện cho vị trí của quốc gia về các yếu tố sản xuất mà cần thiết để cạnh tranh với quốc gia được chọn, được phân chia thành những yếu tố SX cơ bản và những yếu tố SX có lợi thế. Trước đây đại diện cho nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí, lao động không có tay nghề, vốn nợ, trong khi sau này nói đến cơ sở hạ tầng xã hội hiện đại và các chuyên gia có trình độ cao (Porter 1990, 71 Moon and Kim 2010, 80-81)

Porter (1990, 77) tranh cải rằng các yếu tố SX có lợi thế hiện nay là những yếu tố SX quan trọng nhất đối với lợi thế cạnh tranh, và các tổ chức yêu cầu để tạo ra những yếu tố SX lợi thế thực sự (như chương trình giáo dục) chính nó yêu cầu nguồn nhân lực và/hoặc công nghệ có tính phức tạp cao. Liu & Hsu (2009;165) cũng tranh luận rằng qui mô và kết quả của đầu tư R&D là những yếu tố nền tảng nhất quyết định sự cải tiến.

Những yếu tố SX chuyên môn hóa hay lợi thế là cần thiết cho những hình thức của lợi thế cạnh tranh phức tạp hơn trong ngành thời trang. Các điều kiện yếu tố SX cạnh tranh mới trong ngành dệt may nằm trong các yếu tố SX chuyên môn hóa hoặc lợi thế, như nguồn nhân lực có tay nghề ( như những nhà thiết kế sáng tạo) và công nghệ sản xuất và tiến hành. Những nguồn yếu tố SX cạnh tranh mới này có thể dễ dàng quan sát ở các quốc gia có ngành thời trang tiên tiến nhất như Pháp, Ý và Mỹ (Jin and Moon 2006, 197).

Đối với các điều kiện yếu tố SX quốc tế, Hàn quốc sẵn sàng đưa hầu hết các hoạt động sản xuất thâm dụng lao động sang các nước Đông Nam Á và Trung quốc bởi vì tiền lương tăng lên nhanh chóng ở Hàn quốc. Tuy nhiên, Hàn quốc vẫn cần thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia của những nước tiên tiến, tiếp nhận công nghệ hiện đại từ họ và cải thiện các điều kiện yếu tố SX nội địa thông qua hợp tác R&D của những công ty này. Vì vậy dòng vào/dòng ra là những chiến lược quốc tế quan trọng  để cải thiện lợi thế cạnh tranh quốc gia (Liu and Hsu 2009, 165 Moon and Kim 2010, 81).

3.3 Các điều kiện cầu

Điều kiện cầu, đại diện cho bản chất của cầu thị trường nội địa đối với sản phẩm và dịch vụ của một ngành công nghiệp  (porter 1990; 71), phân biệt với qui mô và tính phức tạp của cầu. qui mô của cầu nội địa trong ngành thời trang có thể là quan trọng đối với lợi thế quốc gia từ triển vọng của hiệu quả kinh tế theo qui mô và tốc độ học hỏi, nhưng sự hiện diện của tính phức tạp, cầu của người mua là quan trọng hơn trong ngành thời trang, khi cầu người tiêu dùng nội địa đối với thiết kế sáng tạo, dịch vụ hoặc cạnh tranh quốc gia mạnh về nhãn hiệu. Tính phức tạp và nhu cầu người tiêu dùng này cũng liên quan đến hành vi mua hàng thời trang như chi tiêu và tính thường xuyên mua hàng. Nhãn hiệu trong ngành thời trang cực kỳ quan trọng vì tính khác biệt và sự đánh giá các mặt hàng thường phụ thuộc vào nhãn hiệu của hàng hóa đó (Jin and Moon 2006; 198 Kim el at, 2006; 1357 Son et al. 2007; 512).

Những nền kinh tế nhỏ như Hàn quốc có thị trường nội địa tương đối nhỏ, và nó cần tìm kiếm thị trường nước ngoài để đảm bảo tính kinh tế theo qui mô. Các công ty từ những nền kinh tế loại này không thể giới hạn qui mô kinh doanh của họ với thị trường nội địa; họ phải cố gắng xuất khẩu những hàng hóa của họ ra nước ngoài. Vì vậy, qui mô thị trường nước ngoài cũng như tham chiếu những nhãn hiệu trong nước ở thị trường nước ngoài có thể là những đại diện quan trọng đối với tính phức tạp cầu quốc tế (liu and hsu 2009; 166).

3.4/ ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan

ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan đại diện cho sự hiện diện hoặc sự thiếu vắng trong nước của các ngành công nghiệp nhà cung cấp và những ngành công nghiệp có liên quan mà là cạnh tranh quốc tế (Porter 1990, 71). Những ngành công nghiệp này bao gồm những công ty trong những ngành công nghiệp có liên quan, đầu nguồn và cuối nguồn và những ngành công nghiệp hỗ trợ khác. Thêm vào đó, những ngành công nghiệp này không chỉ bao gồm cơ sở hạ tầng mà còn những ngành công nghiệp giúp và thúc đẩy những ngành công nghiệp khác trong nền kinh tế, bằng cách cung cấp những lợi ích như sự cải tiến, sự nâng cấp, dòng thông tin và chia sẽ sự phát triển công nghệ mà tạo ra lợi thế trong những ngành công nghiệp ở đầu ra (Shafaei 2009; 23 Ozgen 2011; 68).

Trong môi trường dệt may toàn cầu ngày nay, yêu cầu thị trường toàn cầu, nguồn lực toàn cầu và chuỗi cung ứng toàn cầu, các chiến lược hiệu quả của vận chuyển và thông tin là cần thiết. có nghĩa là, quản trị chuỗi toàn cầu và công nghệ thông tin là quan trọng hơn cung cấp như nguyên liệu thô. Ví dụ, công ty Liz Claiborne, nguồn lực từ 31 quốc gia khác nhau sử dụng 240 nhà máy. Vì vậy, hợp tác sản xuất và thông tin hiệu quả với nhà cung cấp trở nên rất quan trọng (Jin and Moon, 2006; 198-199). Ngoài ra, ngành công nghiệp liên quan đến thời trang, bao gồm ngành dệt và ngành giáo dục và tri thức cũng quan trọng cho việc xây dựng một lợi thế cạnh tranh (Kim et al. 2006; 1357 Son et al. 2007; 513).

Đối với những nền kinh tế mở nhỏ đối mặt với cạnh tranh khốc liệt, như Hàn quốc, cập nhật từ ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan nội địa; sự hợp lực và mở rộng nhiều hơn vào các ngành quốc tế hỗ trợ và có liên quan là rất cần thiết (Lui and Hsu 2009; 167).

Trong môi trường toàn cầu ngày nay, cơ sở hạ tầng đối với vận chuyển và thông tin quốc tế cho các doanh nghiệp quốc tế là quan trọng (Moon et al. ,1998; 143). Và nó thực sự cần thiết cho những quốc gia này khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu (Yeu et al. 2013; 263 Lee et al 2010; 96)

3.5 Chiến lược, cấu trúc công ty và sự cạnh tranh

Chiến lược, cấu trúc công ty và sự cạnh tranh đại diện cho những điều kiện trong quốc gia quản lý làm thế nào các công ty được tạo ra, được tổ chức và được quản lý và bản chất của sự cạnh tranh trong nước (Porter 1990; 71). Có nghĩa là, sự hình thành, tổ chức và quản lý của các công ty và điều kiện của các đối thủ cạnh tranh là tất cả những phần quan trọng của sự cạnh tranh quốc gia, và khác với chiến lược, cấu trúc, và sự cạnh tranh của mỗi quốc gia (Liu and Hsu 2009; 167).

Một nguồn lực quan trọng của lợi thế cạnh tranh trong ngành may mặc là thiết kế chất lượng cao. Trong nội dung cạnh tranh toàn cầu, sự nhanh nhẹn, mà là một nguồn lực mới và khác của lợi thế cạnh tranh, là giá trị gia tăng theo thiết kế có chất lượng cao. Ngành thời trang có những đặc điểm riêng có, như chuỗi hàng hóa toàn cầu dài, mà liên quan đến nhiều tổ chức kinh tế toàn cầu như những nhà cung cấp sợi, dệt, vải và nguyên liệu thô; qui trình cắt, may và hoàn thành; thiết kế, mua, nhãn hiệu marketing, các nhà bán lẻ và các nhà thương mại; vận chuyển; và kho. Các tổ chức kinh tế này nhìn chung mở rộng khắp thế giới. vì vậy, duy trì mạng toàn cầu hiệu quả cả nguồn lực trong nước và nước ngoài và liên tục cải tiến năng suất là rất quan trọng để thanh công trong ngành thời trang toàn cầu (Jin 2004; 241 Kim et al. 2006; 1458 Shafaei 2009; 27).

Người dịch: Nguyễn Thị Tuyên Ngôn - Khoa QTKD

Nguồn dịch: A Comparative Analysis on the Competitiveness of Korean and Japanese Fashion Industry by Applying Generalized Double Diamond Model -Mi Young Son** Yokoyama Kenji*** - ASIA MARKETING JOURNAL Vol. 15 No. 01 April 2013(57~81)