0236.3650403 (128)

QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI TRONG TỔ CHỨC


Thay đổi thể hiện một sự chuyển động, một cái nhìn khác đi đối với tổ chức đó, vậy câu hỏi đặt ra đó là tại sao phải thay đổi? Ngày nay, thế giới không ngừng chuyển động, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, với sự thay đổi của môi trường đó, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải chuyển mình như thế nào? Sự thay đổi thể hiện thông qua nhiều khía cạnh khác nhau của tổ chức, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Vậy bản thân tổ chức đó phải làm gì? Quản lý sự thay đỏi đó ra sao?.

AnchorAnchorAnchorAnchorAnchorAnchorAnchorKhái niệm quản lý sự thay đổi

Quản lý sự thay đổi là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra sự đổi mới của tổ chức theo hướng thích nghi được với những thay đổi của môi trường hoặc đạt được những mục đích mới. 

Những thay đổi có thể được tiến hành vì những lý do bên trong như sự chuyển hướng hoạt động của tổ chức. Tuy vậy, nó thường bắt nguồn từ sức ép của các lực lượng thuộc về môi trường bên ngoài. Một chính sách kinh tế hoặc chính sách xã hội mới của Nhà nước có thể buộc các tổ chức phải thay đổi. Những nhu cầu mới của người tiêu dùng cũng có thể khiến cho những doanh nghiệp hoặc cơ quan hành chính phải thích ứng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình với những nhu cầu mới đó.  

AnchorAnchorAnchorAnchorAnchorAnchorAnchorAnchorPhân loại thay đổi.

Có nhiều cách thức phân loại hình thức thay đổi của tổ chức, nhưng cách phân loại dựa vào sự ảnh hưởng của thay đổi đến sự phát triển của tổ chức là cơ bản nhất. Theo cách phân loại này, có thể phân thành 3 loại thay đổi cơ bản sau:

Thay đổi có tính hoàn thiện: những thay đổi liên quan đến những nội dung chưa đạt được trạng thái mong muốn của tổ chức. Quá trình hoàn thiện diễn ra liên tục, vì trong quá trình vận hành của tổ chức trong điều kiện môi trường luôn biến động sẽ luôn xuất hiện những nội dung khiếm khuyết như năng lực quản lý, tay nghề công nhân, dây chuyền thiết bị, quy trình làm việc…. Thay đổi có tính hoàn thiện sẽ giúp tổ chức hoạt động tốt hơn nhưng không làm biến đổi hoàn toàn về chất trong tổ chức.

Thay đổi có tính quá độ: sự thay đổi tạm thời, từng bước trong quá trình hướng đến sự phát triển vượt trội về chất sau này. Trong quá trình phát triển của tổ chức khi có những biến cố làm thay đổi tổ chức, nhưng nguồn lực của tổ chức chưa đảm bảo để thay đổi hoàn toàn thì tổ chức sẽ có những điều chỉnh mang tính tạm thời, sau đó sẽ chuẩn bị nguồn lực để triển khai phương án thay đổi vượt trội. Những hình thức thay đổi có tính quá độ dễ thấy nhất hiện nay là chọn nhà quản trị thay thế tạm thời do nhà quản trị đương nhiệm bị mất hay phải điều chuyển công tác, nhưng chưa có người nào hiện nay đủ năng lực để thay thế; gia công hàng hoá khi doanh nghiệp chưa đủ lực để sản xuất và tiêu thụ trực tiếp sản phẩm... 

Thay đổi có tính biến đổi: là hình thức thay đổi hoàn toàn về chất, đưa tổ chức lên một mức phát triển mới. Không giống như những hình thức thay đổi trên, hình thức này rất khó xác định kết quả cuối cùng của sự thay đổi. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một ví dụ về hình thức thay đổi này. Quá trình này có thể dẫn đến sự thay đổi về sứ mệnh, chiến lược, văn hoá tổ chức...      

 

ThS. Võ Thị Thanh Thương     

AnchorAnchorAnchorAnchorAnchorAnchorAnchorAnchor