0236.3650403 (128)

SO SÁNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) VÀ CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH (D)


N.GREGORY MANKIW,MACROECONOMICS

Trong nghiên cứu của kinh tế học, để tính lạm phát người ta thường đề cập đến CPI mà đôi khi quên đi chỉ số giá điều chỉnh D. Vậy có phải chỉ số giá điều chỉnh D là không phù hợp để đánh giá?

 Trên thực tế cả 2 chỉ số trên đều có những ưu và nhược trong quá trình thực hiện tính toán lạm phát, và vì tùy vào mục đích phân tích khác nhau mà người ta sử dụng chỉ tiêu CPI hay D cho thích hợp. Dưới đây là bảng so sánh cho thấy sự khác biệt của 2 chỉ số tính lạm phát trong nền kinh tế.

Customer Price Index (CPI)

GDP Deflator (D)

Đo lường giá hàng hóa và dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng (không bao gồm giá hàng hóa và dịch vụ được mua bởi chính phủ, các hãng)

Đo lường tất cả giá hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra.

Tính cho tất cả hàng hóa và dịch vụ được mua, kể cả hàng hóa nhập khẩu

Chỉ tính cho hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước

Ví dụ: Xe của hãng Honda nhập khẩu vào Việt Nam và được bán tại đây thì sẽ ảnh hưởng đến CPI, nhưng không ảnh hưởng đến D

Cố định sự ảnh hưởng. Nghĩa là nó được tính toán bởi giỏ hàng cố định . Được gọi là chỉ số Laspeyres index

Có sự thay đổi. Nghĩa là nó cho phép có sự thay đổi của giỏ hàng hóa khi mà các thành phần GDP thay đổi. Được gọi là Paasche index

Ví dụ: Do hạn hán xảy ra nên mùa màng bị thất thu. Số lượng cam thu hoạch giảm xuống đến 0 và giá của cam vì vậy được đẩy lên mức cao nhất. Vì cam không phải là một bộ phận của GDP, sự tăng lên của giá cam không chỉ ra được sự thay đổi của D. Nhưng ngược lại, CPI được tính toán bởi các giỏ hàng hóa trong đó có cam. Do đó, sự gia tăng của giá cam là một phần nguyên nhân đẩy CPI tăng cao.

Đo lường chi phí cho đời sống, đôi khi cường điệu sự gia tăng trong chi phí

Giảm bớt xu hướng gia tăng chi phí đời sống

Ví dụ: Tiếp theo ví dụ trên ta nhận thấy vì giá cam tăng lên nên CPI tăng, nhưng nó quên mất rằng người tiêu dùng có thể chuyển sang dùng hàng thay thế khác, thay vì cam họ có thể tiêu dàng hàng khác như chanh, quýt..và khi đó thì chi phí đời sống cũng không thay đổi nhiều.

 

CH. VÕ THỊ THANH THƯƠNG – KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH