0236.3650403 (128)

TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG NGUỒN LỰC THAY ĐỔI NGÀNH


1. Khái niệm các nguồn lực thay đổi ngành:

               Ngành và các điều kiện cạnh tranh của ngành thay đổi bởi vì các nguồn lực lôi kéo và tạo áp lực lên các bên tham gia (công ty cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp) khiến cho các đối tượng này thay đổi hành động của mình theo những hướng quan trọng. Những yếu tố thay đổi mạnh mẽ nhất được gọi là những nguồn lực thay đổi ngành bởi vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến việc định hình lại bối cảnh của ngành và thay thế các điều kiện cạnh tranh.

               Phân tích các nguồn lực thay đổi ngành gồm ba bước: (1) nhận dạng những nguồn lực thay đổi ngành, (2) đánh giá các tác nhân thay đổi, đơn lẻ và tập thể, tác động đến sự hấp dẫn của ngành, và (3) xác định những sự thay đổi cần thiết đối với những tác động của nguồn lực làm thay đổi ngành.

2. Xác định các nguồn lực thay đổi ngành:

               Các rất nhiều yếu tố có sức mạnh tác động đủ để xem là nguồn lực thay đổi ngành, tuy nhiên phần lớn các yếu tố đó thường gặp trong các trường hợp đã được phân loại như sau:

·     Thay đổi về tỉ lệ phát triển dài hạn của ngành.

·     Sự gia tăng của toàn cầu hóa.

·     Những ứng dụng và năng lực mới nổi của mạng Internet.

·     Thay đổi về đối tượng mua hàng và cách thức sử dụng sản phẩm.

·     Cải tiến sản phẩm.

·     Thay đổi công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất.

·     Cải tiến phương pháp marketing.

·     Sự tham gia và rút lui của những công ty lớn.

·     Sự truyền bá rộng rãi các bí quyết kĩ thuật giữa các công ty và các quốc gia.

·     Sự thay đổi về chi phí và hiệu suất.

·     Sự thay đổi trong sở thích của khách hàng đối với các sản phẩm khác biệt hóa thay vì các sản phẩm cơ bản (hoặc ngược lại).

·     Thay đổi về chính sách của chính phủ và ảnh hưởng của luật lệ.

·     Thay đổi về các mối quan tâm, thái độ và lối sống của xã hội.

3. Đánh giá tác động của những nguồn lực thay đổi ngành:

               Bước thứ hai trong phân tích các nguồn lực thay đổi ngành đó là xác định rõ các nguồn lực chủ đạo đang khiến cho ngành trở nên hấp dẫn hơn hoặc kém hấp dẫn đi. Muốn đánh giá tác động chung của các nguồn lực thay đổi ngành, người phân tích phải nghiên cứu những ảnh hưởng của từng nguồn lực riêng lẻ, bởi vì nguồn lực này có thể thúc đẩy nhu cầu của sản phẩm trong ngành trong khi nguồn lực kia lại khiến cho nhu cầu của sản phẩm cắt giảm. Nhu cầu chung của toàn ngành là tăng hay giảm phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lực nào hiện đang mạnh hơn.

4. Xác định những thay đổi cần thiết để đối phó với tác động của những nguồn lực làm thay đổi ngành:

               Bước thứ ba trong phân tích nguồn lực làm thay đổi ngành – bước quan trọng nhất trong quá trình làm chiến lược – đó là nhà quản trị phải rút ra một số kết luận về điều chỉnh chiến lược để thích ứng với những tác động của các nguồn lực thay đổi ngành. Nếu không hiểu rõ những thay đổi của các nguồn lực và những tác động của nó đối với môi trường ngành trong vòng một hoặc ba năm sắp đến, nhà quản trị sẽ thiếu sự chuẩn bị để hoạch định chiến lược thật sự phù hợp với những điều kiện mới xuất hiện trong môi trường ngành. Tương tự, nếu nhà quản trị không chắc chắc về những ẩn ý trong quá trình phân tích các nguồn lực, hoặc nếu cách nhìn của họ là thiếu cơ sở, sẽ rất khó để hoạch định một chiến lược đủ nhanh nhạy để phản ứng với các hệ quả của các nguồn lực. Như vậy, việc phân tích các nguồn lực thay đổi ngành không phải là một công việc máy móc mà nó vốn có giá trị thực tiễn và là nền tảng cho tư duy chiến lược về tương lai của ngành và làm thế nào để chuẩn bị đương đầu với các thay đổi đó trong tương lai.

Th.S Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD