0236.3650403 (128)

TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG


Ngày nay, hoạt động ngân hàng đóng một vai trò vô cùng to lớn trong sự phát triển kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào. ở Việt Nam hiện nay, do sự phát triển quá nhanh của ngành ngân hàng đã dẫn đến những nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng.Chính phủ và ngân hàng nhà nước có thể thực hiện một số biện pháp để giải quyết vấn đề này:

 Tái cơ cấu hoạt động của từng ngân hàng

Tái cơ cấu là một quá trình làm tăng năng lực cạnh tranhcủa ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần có định hướng và kiểm soát tốt theo đúng chức năng và yêu cầu phát triển phù hợp với thực tế và hội nhập. Tái cấu trúc là mỗi ngân hàng phải chủ động thực hiện tái cấu trúc bộ máy hoạt động để nâng cao năng lực, đáp ứng được các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội. Tái cấu trúc phải được bắt nguồn từ sự nỗ lực của mỗi ngân hàng, từ đó sẽ góp phần mang lại sức mạnh cho toàn hệ thống.Quá trình tái cơ cấu được bắt đầu từ chính hoạt động hàng ngày của mỗi ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước kiểm soát theo đúng các chức năng, tiêu chí hiệu quả và an toàn đã có và ngày càng nâng cao

Mua bán, sáp nhập ngân hàng

Việc mua bán, sáp nhập ngân hàng nhằm giải quyết hai vấn đề cấp bách đó là quản lý lỏng lẻo (xuất phát từ cho vay nội bộ ở các ngân hàng) dẫn đến kém thanh khoản và áp lực tăng vốn điều lệ.

Ngân hàng Nhà nước cần đứng ra như một vai trò trung gian trong việc mua bán, sáp nhập giữa các ngân hàng với nhau. Việc mua bán, sáp nhập được tiến hành qua hai giai đoạn: giai đoạn một là để các ngân hàng tự tiến hành việc này trên tinh thần tự nguyện và có sự giúp đỡ của ngân hàng Nhà nước; giai đoạn hai là ngân hàng Nhà nước sẽ rà soát, phân loại lại những ngân hàng cần thiết phải được mua bán, sáp nhập rồi từ đó chỉ định một ngân hàng nào đó đủ điều kiện để thực hiện việc này.

Huỳnh Lê Bảo Như