0236.3650403 (128)

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC KỸ NĂNG TRONG CÁC TÌNH HUỐNG LÃNH ĐẠO


Các nhà quản trị cần tất cả các kỹ năng trên để thực hiện những đòi hỏi vai trò của họ, song tầm quan trọng của từng kỹ năng phụ thuộc vào tình huống lãnh đạo. Một khía cạnh của tình huống lãnh đạo đến tầm quan trọng của kỹ năng là vị trí của người lãnh đạo trong thang bậc quyền lực của tổ chức.

Những người lãnh đạo cấp caocó nghĩa vụ chủ yếu trong việc ra quyết định chiến lược, do vậy những kỹ năng nhận thức đối với những người lãnh đạo cấp cao là quan trọng hơn so với những người lãnh đạo ở cấp trung và cấp thấp. Chất lượng của các quyết định chiến lược phụ thuộc rất lớn vào những  kỹ năng nhận thức của những người ra quyết định, một số kiến thức kỹ thuật cũng là cần thiết để ra những quyết định này và những kỹ năng quan hệ là quan trọng để phát triển các mối quan hệ, đạt đến những thông tin và để ảnh hưởng đến những người dưới quyền trong việc thực hiện quyết định.

Vai trò của những lãnh đạo cấp trunglà hỗ trợ, bổ sung cho cấu trúc tổ chức hiện tại và phát triển những cách thức để thực hiện các chính sách và các mục tiêu được xác lập bởi cấp cao hơn ( cấp trên). Vai trò này đòi hỏi một sự phối hợp bằng nhau giữa các kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ và kỹ năng nhận thức.

Những người lãnh đạo cấp thấpcó nghĩa vụ chủ yếu trong việc thực hiện các chính sách, thủ tục, duy trì sự ổn định và hoạt động bình thường của các hoạt động hiện hữu trong tổ chức. Đối với những người này, kỹ năng kỹ thuật là quan trọng hơn so với kỹ năng nhận thức hoặc kỹ năng quan hệ.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tầm quan trọng của những kỹ năng cho các nhà quản trị cao cấp cũng khác nhau phụ thuộc vào loại hình của tổ chức, quy mô của tổ chức và mức độ tập trung quyền của nó. Trong những tổ chức việc ra quyết định được phân cấp cao thì kỹ năng kỹ thuật là ít quan trọng nhất đối với các nhà quản trị cấp cao. Những kỹ năng kỹ thuật càng trở nên quan trọng đối với các nhà quản trị cấp cao khi các quyết định vận hành được tập trung hóa cao và khi những người lãnh đạo cấp cao thực hiện vai trò chuyên môn như bán hàng cho các tổ chức quan trọng hoặc thiết kế sản phẩm bên cạnh những nghĩa vụ quản lý.

Một câu hỏi lý thú về kỹ năng quản trị là liệu nó có thể chuyển đổi từ tình huống này sang tình huống khác hay không ? Một nhận thức chung của các nhà nghiên cứu là nói chung các nhà quản trị cấp thấp không dễ dàng trong việc thuyên chuyển sang các công việc chuyên môn hóa khác nhau ( ví dụ: người lãnh đạo bán hàng không dễ dàng trong việc chuyển sang làm lãnh đạo kỹ thuật ) do những kỹ năng kỹ thuật ở cấp thấp là sống còn trong việc thực hiện các nhiệm vụ và rất khác biệt giữa các chức năng khác nhau. Tuy nhiên, phần đông lại cho rằng có khả năng thuyên chuyển của kỹ năng quản trị tại cấp cao. Những nhà quản trị có quan hệ rộng lớn và kỹ năng nhận thức cao có thể dễ dàng chuyển từ ngành này sang ngành khác mà vẫn có hiệu quả. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng khả năng chuyển đổi của các nhà quản trị cao cấp là bị giới hạn do hình thức sở hữu, truyền thống và văn hóa tổ chức. Những ngành khác nhau có điều kiện kinh tế, thị trường, sản phẩm và những đặc tính kỹ thuật khác nhau. Những kiến thức và kinh nghiệm của một người lãnh đạo có được từ vị trí công tác trong lĩnh vực khác ? Chỉ có những đặc tính chung của kỹ năng nhận thức và kỹ năng kỹ thuật là có thể được chuyển đổi cho các tình huống khác nhau. Những yếu tố riêng của những kỹ năng này phải được học lại cho phù hợp với tình huống. Nói chung, sẽ là rất khó khăn cho các nhà quản trị cấp cao cho sự thuyên chuyển thành công khi sự khác biệt là lớn ở vị trí cũ so với vị trí mới, về những kiến thức kỹ thuật.

LÊ HOÀNG THIÊN TÂN