0236.3650403 (128)

"Thất nghiệp" tại Việt Nam - Bài toán nan giản


Đỗ Văn Tính-Khoa QTKD

 

Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm (từ Hán-Việt thất: mất mát, nghiệp: việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội. Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công cuộc công nghiệp hóa. Ở nông thôn, mặc dù có tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp một phần, làm việc ít thời gian ở nông thôn, nhưng thất nghiệp không bị coi là vấn đề nghiêm trọng.

Tình hình ở các nước phát triển và đang phát triển có khác nhau, không quốc gia nào là không bị ảnh hưởng. Ngày càng nhiều thanh niên phải làm các công việc bán thời gian hoặc tạm thời. Sự khập khiễng giữa kỹ năng của người lao động và yêu cầu của thị trường đang ngày một gia tăng. Việc người lao động được đào tạo và có kỹ năng quá mức yêu cầu tồn tại song song với sự thiếu hụt giáo dục và kỹ năng cần thiết.

Thực trạng hiện nay là tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên Việt Nam cao hơn ba lần sovới tỉ lệ ở người trưởng thành và gần một nửa con số thất nghiệp năm 2012 thuộc nhóm thanh thiếu niên từ 15-24 tuổi, theo một phúc trình quốc tế vừa ra. Bốn triệu người, tức hơn 53% thanh niên đang ở trong tình trạng lao động bấp bênh, trong khi số còn lại bị coi là thất nghiệp. Những người trong tình trạng có việc làm không ổn định là người tự kinh doanh, làm việc cho gia đình, trong những nghề có thu nhập rất ít ỏi, với điều kiện lao động kém và thiếu bảo hiểm xã hội.

Cải cách giáo dục và đào tạo đang diễn ra hiện nay là yếu tố chủ chốt để có thể tận dụng tài năng, năng lượng và sức sáng tạo của thanh niên và phục vụ cho quá trình phát triển năng động, “Tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh tới thế hệ người lao động năng động và trẻ nhất” - Giám đốc ILO Việt Nam Gyorgy Sziraczki nhận định. Theo đánh giá của ông Gyorgy Sziraczki, thất nghiệp trẻ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Bốn triệu, tức 53% thanh niên Việt Nam, đang làm những công việc dễ bị tổn thương. Họ làm những công việc tự tạo hoặc giúp việc cho gia đình mình, vốn dĩ là những công việc năng suất thấp, thu nhập kém, điều kiện lao động không đảm bảo và không được bảo hiểm.

Một hệ thống dạy nghề quốc gia mà có thể nâng cao khả năng tìm việc của thanh niên và đảm bảo những nhu cầu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, là điểm mấu chốt để tăng năng suất lao động, cải thiện sức cạnh tranh và tạo việc làm. Đã đến lúc cần thắt chặt mối liên hệ giữa giáo dục đào tạo và tăng cường xuất khẩu, đa dạng hóa nền kinh tế vào tạo thêm nhiều việc làm tốt hơn.

 

Những thách thức về công ăn việc làm mà thanh niên Việt Nam đang phải đương đầu cần phải giải quyết trên cơ sở thay đổi về cơ cấu nhằm thúc đẩy phát triển, các chính sách kinh tế vĩ mô và những khuyến khích tài chính hỗ trợ việc làm, cải thiện tiếp cận tài chính cà tăng đầu tư hiệu quả. Thanh niên xứng đáng được hưởng một khởi đầu tốt hơn và đối xử công bằng nếu không Việt Nam sẽ mất đi một nguồn đóng góp lớn cho phát triển kinh tế xã hội.

 

Các giải pháp cơ bản để hạn chế tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam:


Chính phủ đưa ra giải pháp chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội, giải pháp kích cầu và đầu tư tiêu dùng để thúc đẩy sản xuất trở lại, tạo việc làm thêm cho người lao động khác. Thông qua các chương trình kế hoạch xã hội, thông qua quỹ quốc gia về giải quyết việc làm ch người dân. Chính phủ cần đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm, tự lập nghiệp.

Cần xây dựng các chương trình dạy nghề, các chương trình giảm nghèo và các chương trình khác. Cần tập trung phát triển nghề ngắn hạn và phổ cập nghề cho lao động nông thôn, đống bào dân tộc thiểu số, lao động vùng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Đa dạng hóa đào tạo, tái đào tạo và thiết lập các trung tâm hướng nghiệp và giới thiệu việc làm.Đây là các trung tâm với chức năng cầu nối giữa nhà sử dụng và người lao động tạo ra sự lưu động trên thị trường lao động đáp ứng được nhu cầu về nguồn vốn của thị trường. Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn. Mở rộng và tích cực tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động.

Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường lao động trên thế giới để từ đó đưa ra các chính sách phù hợp cho xuất khẩu lao động sang các nước.