0236.3650403 (128)

Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của đất nước ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN


Kinh nghiệm thế giới cho thấy đóng góp chính của khu vực ‘tài nguyên và môi trường’ cho ngân sách là thuế đất đai, các loại thuế/phí môi trường, thuế khai thác, sử dụng tài nguyên và một số hình thức thu khác. Tùy theo từng quốc gia và từng giai đoạn khác nhau mà cách thức và phần đóng góp này là khác nhau. Đối với các nước có hình thức sở hữu tư nhân về đất đai, tài nguyên thì họ chỉ thu thuế, phí. Còn các nước có chế độ sở hữu nhà nước về tài nguyên thiên nhiên thì ngoài thu thuế, phí còn có các khoản thu về giao quyền sử dụng, cho thuê đất đai, tài nguyên. Số thu từ bán, cho thuê đất đai, tài nguyên rất lớn so với thuế, phí. Tuy nhiên, những khoản thu này không bền vững như thuế, phí vì đất đai, tài nguyên đều có giới hạn, không tái tạo được và thu nhập từ những nguồn này còn rất khiêm tốn.

Hiện nay, việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai đang được thực hiện thông qua các chính sách: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến sử dụng đất; chính sách góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN khi cổ phần hóa

Mặc dù số thu NSNN từ đất đai vào năm 2002 đã đạt 5.486 tỷ đồng, chiếm 4,4%/tổng số thu ngân sách và đến năm 2010, nguồn thu đó đã tăng lên 67.767 tỷ đồng, chiếm 11,21%/tổng số thu NSNN. Chính sách ưu đãi còn nhiều hạn chế khi nặng về thủ tục hành chính, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực thi. Bên cạnh đó, do có quá nhiều đối tượng ưu đãi nên rất khó khăn, phức tạp trong công tác quản lý, tạo kẽ hở, phát sinh cơ chế xin - cho, dễ lợi dụng, gây thất thu NSNN

Thu thuế khai thác tài nguyên là một công cụ đang được sử dụng phổ biến để đạt các mục tiêu trên. Việc xác định thuế tài nguyên cho từng loại cụ thể nói chung là khá phức tạp nhưng nguyên tắc chung là dựa trên lợi nhuận mà đơn vị khai thác thu về, các chi phí xã hội từ việc khai thác tài nguyên và hệ thống quyền tài sản áp dụng cho từng đối tượng.

Theo  Bộ Tài Chính, các loại khoáng sản kim loại như sắt, mangan, titan...  phải chịu thuế tài nguyên theo mức 10%. Trong đó, các loại tài nguyên làm vật liệu xây dựng cũng bị nâng thuế suất lên đáng kể như cát nâng  7%; đá granit, đất sét chịu lửa, cao lanh, cát làm thủy tinh 10%. Tài nguyên là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành kinh tế quan trọng như than được  1% (4% lên 5% hoặc  7% tùy loại); DN khai thác khí thiên nhiên, khí than có sản lượng đến 5 triệu m3/ngày sẽ phải nộp thuế tài nguyên theo mức 1% .

Theo BTC, việc áp mức thuế tài nguyên phù hợp sẽ góp phần tăng thu ngân sách; khuyến khích các địa phương lựa chọn phương thức đầu tư, khai thác, chế biến tài nguyên hợp lý; đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp mũi nhọn cho phát triển kinh tế đất nước...

Đối với các nước đang phát triển và những nước có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú thì tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến mức động viên NSNN. Kinh nghiệm của VN cho thấy, nếu tỷ trọng xuất khẩu dầu thô và khoáng sản lớn hơn 20% thì mức động viên NSNN cao và có khả năng tăng nhanh. Trong thời gian tới VN sẽ tăng cường xuất khẩu dầu thô và khoáng sản từ đó góp phần vào tăng mức động viên NSNN. Khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo được và có số lượng hạn chế trong lòng đất do đó cần có chiến lược quản lý bảo vệ khai thác để sử dụng hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.

Theo số liệu từ TCHQ Việt Nam, tháng 3/2012, xuất khẩu quặng và khoáng sản đạt 77,2 nghìn tấn, trị giá 14,1 triệu USD, giảm 14% về lượng và giảm 27% về trị giá so với tháng liền kề trước đó. Tính chung toàn quí I/2012, cả nước đã xuất khẩu 179,1 nghìn tấn quặng và khoáng sản, trị giá 38,9 triệu USD, giảm 66,84% về lượng, kim ngạch tăng nhẹ, tăng 7,46% so với quí I/2011.

Ngoài việc xuất khẩu mặt hàng này, Việt nam vẫn phải nhập khẩu. Tháng 3/2012, Việt Nam đã nhập 32,1 nghìn tấn quặng và khoáng sản, trị giá 14,7 triệu USD, tăng 100,4% về lượng và tăng 93,3% về trị giá so với tháng 2/2012, nâng lượng nhập khẩu mặt hàng này 3 tháng đầu năm lên 53,9 nghìn tấn, trị giá trên 34 triệu USD, giảm 26% về lượng nhưng tăng 22,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Quí I/2012, Việt Nam xuất khẩu quặng và khoáng sản sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan… Trung Quốc tiếp tục là thị trường chính xuất khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam trong quí I này, tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường này lại giảm cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, giảm 65,17% về lượng và giảm 1,4% về trị giá, tương đương lần lượt với 163,4 nghìn tấn và 25,2 triệu USD.

Tuy đứng thứ hai, nhưng xuất khẩu quặng và khoáng sản sang thị trường Nhật trong quí I lại tăng trưởng cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 428,84% và 116,63%, tương đương với 6,1 nghìn tấn và 5,4 triệu USD.

Nhìn chung, trong thời gian này, xuất khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam sang các thị trường đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2011, chỉ riêng có hai thị trường giảm đó là Trung Quốc và Ấn Độ.Hiện nay, tình trạng hàng xuất lậu nhiều nhất của nước ta vẫn là than, quặng các loại .Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới thất thu thuế của Nhà nước mà còn tổn hại đến tài nguyên, an ninh năng lượng quốc gia.

Thị trường xuất khẩu quặng và khoáng sản 3 tháng năm 2012

Thị trường

KNXK 3T/2012

KNXK 3T/2011

% so sánh

lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Tổng KN

179.129

38.914.918

540.247

36.212.753

-66,84

7,46

Trung Quốc

163.448

25.224.163

469.226

25.583.121

-65,17

-1,40

Nhật Bản

6.124

5.432.089

1.158

2.507.510

428,84

116,63

Thái Lan

1.209

1.245.520

453

582.900

166,89

113,68

Hàn Quốc

1.070

1.012.200

395

36.752

170,89

2.654,14

Đài Loan

242

627.620

107

73.910

126,17

749,17

Ấn Độ

200

122.000

25.495

1.869.862

-99,22

-93,48

 

ĐVT: Lượng (Tấn) _ Trị giá USD

 

ThS. Hoàng Thị Xinh