0236.3650403 (128)

TÍNH THỐNG NHẤT VÀ TÍNH PHÁP LẸNH CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì vị trí của tài chính nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy việc xây dừng một nền tài chính tự chủ vững mạnh là yêu cầu cơ bản cấp bách trong thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước ta, với ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

Quản lí ngân sách Nhà nước hoạt động hiệu quả là một vấn đề nhạy cảm, đến nhiều liên quan ngành, nhiều cấp. Thực hiện quản lí ngân sách theo Luật Ngân sách Nhà nước là nhiệm vụ mà ở đó hoạt động thu, chi của tài chính ngân sách diễn ra được quản lí công khai chặt chẽ. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát trên thế giới ngày càng gia tăng, vấn đề tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với quản lí ngân sách nói chung và xử lí bội chi có ý nghĩa vô cùng cấp thiết

Tính duy nhất và thống nhất

Trong thực tế,  hoạt động ngân sách Nhà nước là hoạt động thu chi tài chính của Nhà nước. Hoạt động đó được biểu hiện một cách đa dạng và phong phú, được tiến hành hầu hết trên các mặt đời sống kinh tế, xã hôi, nó tác động đến mọi cấp, mọi ngành, mọi chủ thể trong nền kinh tế quốc dân. Vậy nên, hoạt động thu- chi của Ngân sách Nhà nước chỉ có thể hoạt động hiệu quả đảm bảo sự thống nhất dưới sự quản lí nghiêm ngặt của Nhà nước.

- Chủ thể của Ngân sách Nhà nước là duy nhất, chính là Nhà nước và Ngân sách Nhà nước có tính thống nhất.Lý do Nhà nước cần phải có tính thống nhất và duy nhất là bởi vì:

·     Như chúng ta đã biết, Ngân sách nhà nước hoạt động dựa trên nền tảng kinh tế quốc dân mà nền kinh tế quốc dân là một nền kinh tế thống nhất theo chế độ xã hội chủ nghĩa, một Đảng cầm quyền, tuân theo Hiến Pháp,có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước để thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

·     Việc sử dụng Ngân sách Nhà nước luôn luôn thống nhất và gắn liền với bộ máy Nhà nước nhằm duy trì sự tồn tại và phát huy hiệu lực của bộ máy Nhà nước, cũng như tập trung sức lực để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội mà Nhà nước đảm nhận.

- Tính thống nhất và duy nhất thể hiện như sau:

·        Thông qua các chính sách, chế độ, phương thức quản lý, trình tự thủ tục thu chi ngân sách được thực thi thống nhất từ cấp trên xuống cấp dưới, hoặc từ cấp này đến cấp nọ.

·        Thông qua quản lí ngân sách nhà nước, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lí ngành và địa phương trong việc thực hiện ngân sách Nhà nước.

·        Các nhiệm vụ kinh tế- chính trị- xã hội của một quốc gia trong từng thời kì phát triển được quyết định bởi cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước- Quốc hội, do đó Quốc hội cũng là chủ thể duy nhất quyết định nội dung, định mức thu, chi ngân sách Nhà nước  tương ứng với các nhiệm vụ đã được hoạch đinh nhằm đảm bảo thực hiện có kết quả các nhiệm vụ đó.

-  Ví dụ:- Trích Điều 3 Luật Ngân sách Nhà nước do Quốc hội ban hành năm 2002

Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.

Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

- Quốc hội có quyền quyết định sửa đổi và bãi bỏ các loại thuế.

- Chính phủ quyết định thẩm quyền ban hành nguyên tắc quản lí các loại phí, các thu ngoài thuế khác, các nguyên tắc hoạt động và sử dụng tiền đóng góp của nhân dân.

Tóm lại, thống nhất và duy nhất là hai tính chất tiền đề giúp Nhà nước thực thi tốt nhiệm vụ cũng như chức năng của mình cũng như quản lý hiệu quả Ngân sách Nhà nước.

Tính pháp lệnh của Ngân sách Nhà nước.

Tính chất này xuất phát từ quyền lực của Nhà nước và các nhu cầu về tài chính để thực hiện chức năng quản lý và điều hành của Nhà nước đối với nền kinh tế- xã hội .Do nhu cầu chi tiêu của mình, Nhà nước đã sử dụng quyền lực thông qua hệ thống pháp luật tài chính buộc mọi pháp nhân phải đóng góp một phần thu nhập của mình cho NSNN, tức là các chủ thể kinh tế thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Các hoạt động thu chi NSNN đều tiến hành theo cơ sở nhất định đó là các luật thuế, chế độ thu chi.. do Nhà nước ban hành, đồng thời các hoạt động luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước.

Bên cạnh tính thống nhất và duy nhất, ngân sách Nhà nước cũng đòi hỏi cần phải có tính pháp lệnh bởi vì:

·     Ngân sách Nhà nước là một hoạt động phức tạp, liên quan đến toàn bộ các đối tượng, thể nhân và pháp nhân của xã hội. Để hoạt động nền kinh tế hiệu quả thì Ngân sách cần phải có tính pháp lệnh  dựa trên những quy định chỉ thị của pháp luật  để bắt buộc hay cưỡng chế các đối tượng phải tuân thủ.

·     Tính xu thế: Ngân sách Nhà nước là bộ phận hoạt động của Nhà nước mà hoạt động của Nhà nước dựa trên cơ sở pháp lệnh, dó đó Ngân sách Nhà nước cũng phải dựa trên cơ sở pháp lệnh.

- Tính pháp lệnh biểu hiện cụ thể như sau:

·        Các hoạt động thu- chi ngân sách Nhà nước đều được thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt dựa trên những quy tắc, chỉ thị và luật của các cơ quan có quyền lực ban hành.

·        Hành lang pháp lý đối với ngân sách nhà nước được hình thành trên cơ sở các văn bản quy phạm có cấp độ pháp lệnh, pháp lý cao như luật, pháp lệnh do Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội ban hành.

·        Các tổ chức, cá nhân, kể cả các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

·        Tính chất này cũng thể hiện rã thông qua Điều 2 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002, các khoản thu- chi phải được thực thi theo chỉ thị của pháp luật.

1. Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Có thể nói là pháp lệnh là một trong những công cụ mà Nhà nước sử  dụng để quản lý ngân sách. Bởi lẽ tính pháp lệnh có tác dụng điều chỉnh hành vi cho mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội, nó còn là thước đo chung mức độ chấp hành của mọi chủ thể. Thông qua tính pháp lệnh, mọi chủ thế trong nền kinh tế sẽ  sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả.

ThS. Hoàng Thị Xinh