TÌNH TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH CỦA VIỆT NAM NĂM 2023
ĐỖ VĂN TÍNH
Các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, đều phải đối mặt với nhiều khó khăn và bất ổn, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Một trong những vấn đề nan giải là thâm hụt Ngân Sách Nhà Nước (NSNN), đặc biệt nhạy cảm đối với Việt Nam - một đất nước đang phát triển. Với sự biến động toàn cầu như tăng giá dầu, xăng, khủng hoảng tài chính tại Mỹ, và xung đột quốc tế, lạm phát đã lan rộng trên khắp thế giới. Việc giải quyết vấn đề thâm hụt NSNN trở nên cấp bách, đặc biệt là tại Việt Nam. Trong năm 2023, thâm hụt ngân sách tại Việt Nam đã tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và kinh tế. Điều này có thể gây khủng hoảng kinh tế, gia tăng lạm phát và gây khó khăn cho chính phủ trong việc thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ. Bài viết sẽ cung cấp cái nhìn sâu hơn về vấn đề quan trọng này và đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho chính sách kinh tế của Việt Nam.
Trước hết, cần hiểu rằng ngân sách Nhà nước là tổng hợp các khoản thu và chi của Nhà nước, được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện trong một năm để đảm bảo hoàn thành các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Ngân sách Nhà nước phản ánh sự phát sinh của các quan hệ kinh tế trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Điều này thể hiện vai trò quan trọng của Ngân sách Nhà nước trong việc thực hiện chức năng của Nhà nước theo quy định pháp luật và đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quản lý tài chính công.
Tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước của Việt Nam năm 2023
Tình tình thu ngân sách nhà nước. Trong năm 2023, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 1.596 ngàn tỷ đồng, Tổng số tiền thu ngân sách Nhà nước tích lũy trong năm 2023 đạt 1.717,8 ngàn tỷ đồng, tương đương với 106% so với dự toán và giảm 54% so với năm trước. Trong số các khoản thu chính, thu nội địa đạt 1.496 ngàn tỷ đồng, tích lũy trong năm 2023 đạt 1.439 ngàn tỷ đồng, tương đương với 107,9% so với dự toán và giảm 0,3% so với năm trước; Thu từ dầu thô tích lũy trong năm đạt 628 ngàn tỷ đồng, tương đương với 149,5% so với dự toán và giảm 19,5% so với năm trước. Cuối cùng, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tích lũy trong năm 2023 đạt 213 ngàn tỷ đồng, tương đương với 89,1% so với dự toán và giảm 25,4% so với năm trước.
Tình tình chi ngân sách nhà nước. Tổng chi ngân sách Nhà nước lũy kế năm 2023 đạt 1,731.9 ngàn tỷ đồng, bằng 83.4% dự toán năm và tăng 10.9% so với năm trước. Trong đó, chi thường xuyên năm 2023 đạt 1,058.6 ngàn tỷ đồng, bằng 90.3% dự toán năm và tăng 3.2% so với năm trước; chi đầu tư phát triển đạt 579.8 ngàn tỷ đồng, bằng 79.8% và tăng 33.1%; chi trả nợ lãi 90.1 ngàn tỷ đồng, bằng 87.6% và giảm 7.6%.
Tình trạng thâm hụt cán cân ngân sách nhà nước. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 1.693,5 nghìn tỷ đồng, bằng 104,5% (tăng 72,7 nghìn tỷ đồng) so dự toán, giảm 4,2% so cùng kỳ năm 2022. Trong đó, thu nội địa đạt 105,7% dự toán, thu từ dầu thô đạt 144,6% dự toán, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 92,1% dự toán.Tổng số đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho doanh nghiệp và người dân khoảng 193,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, miễn, giảm khoảng 78,4 nghìn tỷ đồng; gia hạn khoảng 115 nghìn tỷ đồng. Tổng số chi NSNN đến ngày 31/12/2023 đạt khoảng 1,73 triệu tỷ đồng, bằng 83,4% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 79,8% dự toán Quốc hội quyết định, bằng 81,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 144 nghìn tỷ đồng (33%) so cùng kỳ năm 2022. Chi thường xuyên đạt 90,3% dự toán; đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo dự toán và tiến độ thực hiện của đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; kinh phí thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2023 (đã dành nguồn khoảng 470 nghìn tỷ đồng của ngân sách các cấp để thực hiện cải cách chính sách tiền lương), thực hiện chính sách an sinh xã hội đã ban hành.
Nguyên nhân thâm hụt ngân sách nhà nước của Việt Nam năm 2023
Thất thu thuế nhà nước. Hiện nay vẫn tồn tại nhiều doanh nghiệp không tuân thủ đầy đủ trách nhiệm kê khai và nộp thuế. Một số doanh nghiệp thậm chí thường xuyên thực hiện các hành vi gian lận, trốn thuế. Việc chống gian lận và trốn thuế, cũng như xử lý nợ thuế đọng, là một thách thức đối với các cơ quan chức năng trong việc thực thi chính sách thuế, đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp và đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Thất thu thuế xảy ra khi đối tượng nộp thuế không tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Đối với thuế nhập khẩu, thất thu thuế có thể xảy ra khi tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu hàng hóa không nộp đúng hoặc đủ theo quy định của Luật Thuế Xuất Nhập Khẩu và không tuân thủ quy định hải quan của Nhà nước, đặc biệt là đối với hàng hóa chịu thuế nhập khẩu theo quy định chuyên ngành.
Đầu tư công kém hiệu quả. Do hệ thống pháp luật quản lý đầu tư công chưa hoàn thiện, thiếu các biện pháp quản lý và giám sát, nên đã xuất hiện nhiều vấn đề như quyết định đầu tư không cân đối vốn, thi công vượt quá kế hoạch gây nợ đọng xây dựng, ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước. Mặc dù đầu tư công tại Việt Nam đã đạt được một số thành tựu tích cực, nhưng thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và vấn đề cần được giải quyết để nâng cao hiệu quả của đầu tư công trong tương lai. Cụ thể là:Trong việc đầu tư từ ngân sách nhà nước, cần phải có sự dàn trải hiệu quả để đầu tư vào các công trình hạ tầng chưa phát triển đầy đủ. So với một số quốc gia khác đã trải qua giai đoạn phát triển tương tự Việt Nam, hệ số suất đầu tư của Việt Nam vẫn đang ở mức cao. Điều này cho thấy mô hình tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, nhưng hiệu quả của việc đầu tư vẫn còn thấp; Cơ cấu đầu tư từ khu vực nhà nước hiện nay cũng gặp nhiều hạn chế. Đầu tư từ phía Nhà nước đang tập trung vào các ngành mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn lòng tham gia. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư vẫn chưa được phân bổ đều, tiến độ triển khai kéo dài, thậm chí có những dự án chậm tiến độ hàng chục năm, gây ra tăng chi phí đầu tư không cần thiết. Cơ cấu vùng miền trong đầu tư cũng chưa được xem xét một cách hợp lý, dẫn đến chất lượng quy hoạch phát triển chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Nhà nước huy động vốn để kích cầu. Kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi tiêu dùng công cộng) để làm tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế.
Biện pháp kích cầu cụ thể có thể là giảm thuế hoặc tăng chi tiêu hoặc cả hai. Kích cầu thường chỉ được dùng khi nền kinh tế lâm vào trì trệ hay suy thoái, đang cần vực dậy. Kích cầu đặc biệt hay được sử dụng khi nền kinh tế rơi vào trạng thái bẫy thanh khoản, là khi mà chính sách tiền tệ trở nên mất hiệu lực vì lãi suất đã quá thấp.
Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Chi đầu tư phát triển là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, phát triển sản xuất và sự trữ vật tư hàng hóa của nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu ổn định tăng trưởng vĩ mô và thúc đầy phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng thu hồi vốn, đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp , các tổ chức kinh tế , các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các DN thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước; Chi bổ sung dự trữ nhà nước; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu liên quan đến hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và các dịch vụ công cộng khác mà nhà nước vẫn phải cung ứng. Mục tiêu của việc chi này là đảm bảo hoạt động suôn sẻ của các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, bao gồm cả lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, quốc phòng, an ninh và trật tự.
Các hoạt động sự nghiệp (kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác; Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng cộng sản và các TCCTXH; Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Các chương trình quốc gia; Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ; Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội; Hỗ trợ cho các TCXH nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.Điều này nhằm đảm bảo rằng các nhu cầu cơ bản của xã hội được đáp ng và hỗ trợ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn. Chi tiêu Chính phủ bao gồm chi mua hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng, trong đó: Chi mua hàng hóa dịch vụ là việc Chính phủ sử dụng ngân sách để đầu tư cho quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng đất nước, trả tiền lương cho cán bộ nhà nước…; Chi chuyển nhượng là việc Chính phủ chi ngân sách cho các khoản trợ cấp những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội như người nghèo, người khuyết tật, thương binh, bệnh binh…
Sau nhiều năm theo đuổi mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên mở rộng đầu tư, chi tiêu công của Việt Nam liên tục được duy trì ở mức cao, thâm hụt NSNN năm 2023 đã làm phát sinh nhiều vấn đề, ảnh hưởng tới ổn định vĩ mô nền kinh tế như lạm phát cao và bất ổn, tăng trưởng chậm do hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp, đầu tư dàn trải. Do duy trì quy mô chi ngân sách lớn hơn mức hợp lý trong khi nguồn thu ngân sách không đủ để bù đắp nên Chính phủ buộc phải chấp nhận vay nợ và hệ quả là mức nợ công tăng nhanh trong vài năm gần đây. Tình trạng này cũng dẫn đến việc Chính phủ không có nhiều không gian tài khóa để thực hiện các biện pháp kích cầu cần thiết khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn.
Ảnh hưởng lạm phát. Tăng giá hàng hóa là một trong những tác động lớn của lạm phát đến thâm hụt ngân sách Việt Nam ở năm 2023. Giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng, vật liệu xây dựng đang tăng mạnh. Sự tăng giá này đã dẫn đến tăng chi phí hoạt động của các doanh nghiệp và làm gia tăng chi phí đầu vào cho nhà nước. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách, giảm khả năng thu nguồn thuế và tăng chi tiêu để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân. Lạm phát gây bất ổn trong nền kinh tế và đóng góp vào thâm hụt ngân sách Việt Nam ở năm 2023. Sự tăng giá hàng hóa và giảm giá trị tiền tệ làm tăng áp lực tài chính đối với chính phủ. Ngân sách bị ảnh hưởng tiêu cực khi phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người dân. Hơn nữa, lạm phát còn làm tăng chi phí hoạt động của các doanh nghiệp và gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tất cả những yếu tố này đều gây bất ổn trong nền kinh tế và tác động lớn đến thâm hụt ngân sách của Việt Nam.
Tác động của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế Việt Nam năm 2023
Ảnh hưởng đến tổng cầu nền kinh tế. Tác động của thâm hụt ngân sách đến tổng cầu nền kinh tế là rất lớn. Khi ngân sách không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ, các dự án cơ sở hạ tầng và công trình công cộng sẽ không được thực hiện. Điều này dẫn đến sự giảm thiểu đầu tư công, gây ra tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và làm mất đi cơ hội phát triển của các ngành công nghiệp. Ngoài ra, việc giảm nguồn vốn đầu tư công còn ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng của các doanh nghiệp do sự suy giảm năng lực cạnh tranh, kém hấp dẫn đầu tư và khó khăn trong thu hút vốn đầu tư.
Tác động đến sản xuất và tiêu dùng. Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam gây ra tác động tiêu cực đến sản xuất và tiêu dùng. Với sự giảm thiểu đầu tư công, các dự án cơ sở hạ tầng và công trình công cộng không được triển khai, dẫn đến sự suy giảm sản xuất của các ngành công nghiệp. Khó khăn trong thu hút vốn đầu tư cũng ảnh hưởng đến sản xuất, khi các doanh nghiệp không đủ vốn để phát triển hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách cũng làm giảm sức mua của người dân, khi chính phủ không đủ kinh phí để tăng cường hỗ trợ xã hội và thực hiện các chương trình miễn giảm thuế, gây tổn hại đến năng lực tiêu dùng của hộ gia đình và doanh nghiệp.
Sự giảm thiểu đầu tư công. Một trong những tác động đáng lo ngại của thâm hụt ngân sách là sự giảm thiểu đầu tư công. Khi ngân sách không đủ để đáp ứng các chi tiêu công cộng, chính phủ buộc phải giảm đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng và công trình công cộng. Việc giảm đầu tư công làm mất đi cơ hội phát triển kinh tế và giảm tốc độ tăng trưởng, đồng thời ảnh hưởng xấu đến năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp và khó khăn trong thu hút vốn đầu tư.
Mất cân đối nguồn thu và chi ngân sách là một trong những vấn đề quan trọng của thâm hụt ngân sách ở Việt Nam. Trong năm 2023, ngân sách dự kiến sẽ mất cân đối khi có sự chênh lệch giữa nguồn thu và chi, khiến các khoản vay nội địa và ngoại đạt mức cao. Mất cân đối nguồn thu và chi ngân sách khiến cho chính phủ gặp khó khăn trong điều chỉnh các chính sách tài chính và gây ra nguy cơ tài chính quốc gia. Đồng thời, mất cân đối này còn ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế, sản xuất và tiêu dùng của đất nước.
Nợ quốc gia và những bất ổn trong nền kinh tế. Ngân sách Việt Nam hiện đang gặp phải một số thách thức. Trong năm 2023, thâm hụt ngân sách đã gây ra những bất ổn trong nền kinh tế. Nợ quốc gia cũng đang tăng lên, đồng thời gây tác động đáng kể đến nền kinh tế. Tình trạng này đòi hỏi sự quản lý cẩn thận và các giải pháp hiệu quả để ổn định ngân sách và đảm bảo phát triển bền vững cho đất nước. Nợ quốc gia của Việt Nam đang tăng lên đáng kể và tạo ra tác động đáng lo ngại đến nền kinh tế. Sự gia tăng nợ quốc gia đòi hỏi các khoản chi trả lãi ngày càng tăng, dẫn đến áp lực lên ngân sách. Hơn nữa, nợ quốc gia cũng có thể tạo ra sự không ổn định trong tình hình kinh tế, ảnh hưởng đến tín dụng, tỷ giá và cân cân giao dịch. Điều này đòi hỏi sự quản lý cẩn thận và các biện pháp giảm nợ hiệu quả để đảm bảo bền vững cho nền kinh tế quốc gia.
Vấn đề thoái lui đầu tư. Thâm hụt ngân sách Việt Nam là tình trạng chi tiêu vượt quá thu nhập kế hoạch, gây ra khoản thâm hụt ngân sách. Thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến đầu tư do nguồn vốn thiếu hụt, ngân sách không đủ để đầu tư vào các dự án quan trọng. Vấn đề thoái lui đầu tư cũng gây áp lực cho ngân sách, khi các doanh nghiệp rút vốn ra khỏi nước mắt do môi trường kinh doanh không thuận lợi. Đây là các vấn đề cần được giải quyết để cân bằng ngân sách và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư.
Thâm hụt ngân sách ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư. Việc ngân sách không đủ để đầu tư vào các dự án hạ tầng, công nghệ và phát triển kinh tế làm giảm hoạt động đầu tư trong nước. Doanh nghiệp cũng có thể rút vốn ra khỏi nước khi không có đủ nguồn lực để đầu tư hoặc không cảm thấy đảm bảo môi trường kinh doanh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tạo ra thu nhập, việc làm và phát triển kinh tế của đất nước.
Thoái lui đầu tư là quá trình rút vốn đầu tư ra khỏi một quốc gia, gây tác động tiêu cực đến ngân sách. Khi các doanh nghiệp thoái lui đầu tư, nguồn thu ngân sách sẽ giảm do thuế không còn được nộp và ngân sách sẽ không có đủ nguồn lực để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến việc tạo ra thu nhập, việc làm và phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và duy trì đầu tư, từ đó tăng cường nguồn thu ngân sách và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Lãi suất. Theo ước tính, thâm hụt ngân sách/GDP trong kịch bản tích cực sẽ đạt mức 5.5% GDP năm 2022 và 5.6% GDP năm 2023, cao hơn 0.2-0.3 điểm so với kịch bản tiêu cực. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, và hộ kinh doanh theo Nghị định số 31 năm 2022 đã đạt doanh số hỗ trợ lãi suất khoảng 207,000 tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất gần 64,000 tỷ đồng, và số tiền hỗ trợ lãi suất tích lũy từ đầu chương trình đã vượt qua con số 980 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước cũng triển khai chính sách ti giả linh hoạt, giữ ổn định thị trường ngoại tệ và hạn chế biến động lớn ngắn hạn của tỷ giá, góp phần vào việc tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn, và tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài. Đồng Việt Nam chỉ giảm giá khoảng trên 2, duy trì sự ổn định so với các đồng tiền khác trong khu vực.
Cán cân thương mại và tỉ giá. Hiện tại, thương mại của Việt Nam đang đối diện với một số khó khăn. Thâm hụt thương mại đang gia tăng, với số dư âm đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, thể hiện sự mất cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa của đất nước. Tỉ giá đồng Việt Nam cũng đang tạo áp lực lên cán cân thương mại khi tăng lên, làm tăng giá trị của hàng hóa nhập khẩu trong khi xuất khẩu vẫn duy trì ở mức thấp. Để điều chỉnh cán cân thương mại, cần thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu và giảm nhập khẩu hàng hóa. Hiện nay, cân đối thương mại của Việt Nam đang bị suy giảm do sự gia tăng không cân đối ngày càng trở nên nghiêm trọng. Số dư âm trong cân đối thương mại đã đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, cho thấy rằng quốc gia đang nhập khẩu vượt trội so với việc xuất khẩu, gây ra sự chênh lệch và mất cân bằng trong tỷ giá hối đoái. Nguyên nhân chính của tình trạng thâm hụt này là do nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam đối với hàng hóa nhập khẩu cao hơn so với hàng hóa xuất khẩu, điều này đã góp phần vào sự không cân đối hiện tại. Tỷ giá của đồng Việt Nam đã trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cân đối thương mại của Việt Nam. Hiện nay, đồng Việt Nam đã tăng giá trị so với các loại tiền tệ quốc tế khác, dẫn đến việc tăng giá trị của hàng hóa nhập khẩu. Một số nguyên nhân gây ra sự tăng giá bao gồm sự gia tăng trong nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, tạo áp lực lên cân đối thương mại và làm tăng cao mức thâm hụt.
Để đạt được sự cân bằng trong hoạt động thương mại, Việt Nam cần triển khai một số biện pháp cụ thể. Đầu tiên, quốc gia cần tăng cường xuất khẩu hàng hóa bằng cách nâng cao hiệu suất sản xuất và chất lượng sản phẩm. Thứ hai, việc thực hiện các chính sách khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng cần thiết sẽ giúp giảm bớt chênh lệch trong hoạt động thương mại. Cuối cùng, việc đầu tư vào các ngành công nghiệp cơ bản và phát triển nông nghiệp sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Những biện pháp này sẽ hỗ trợ Việt Nam cân bằng hoạt động thương mại và giảm thâm hụt ngân sách.
Biện pháp cải thiện cán cân ngân sách nhà nước - Việt Nam đang triển khai thực hiện
Phát hành tiền. Việc phát hành tiền là một biện pháp có thể áp dụng để giảm thiểu thâm hụt ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cần nhớ rằng việc này cần được thực hiện một cách cẩn thận để tránh những hậu quả tiêu cực như lạm phát và sự suy giảm giá trị của đồng tiền. Do đó, việc sử dụng biện pháp này cần được thực hiện một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Việc phát hành tiền cần phải được kết hợp với các biện pháp kiểm soát lạm phát khác nhằm đảm bảo rằng lượng tiền trong nền kinh tế không tăng quá nhanh, từ đó giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến giá cả; Quản lý tài chính cần được thực hiện chặt chẽ bằng cách tăng cường quản lý tài chính công và kiểm soát ngân sách một cách nghiêm ngặt. Điều này bao gồm việc cắt giảm chi tiêu không cần thiết và tăng cường hiệu quả thu ngân sách; Ngoài việc phát hành tiền, cần tìm kiếm các nguồn thu ngân sách khác như thuế, phí, thu phí sử dụng đất, hoặc thuế đối với các tài sản cao cấp. Điều này giúp đa dạng hóa nguồn thu và giảm sự phụ thuộc vào việc phát hành tiền; Đẩy mạnh nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, cần sử dụng công nghệ thông tin và các công cụ số để tăng cường quản lý tài chính công, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng tính minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực tài chính.
Vay nợ. Bao gồm việc huy động vốn từ nguồn ODA và phát hành trái phiếu Nhà nước trên thị trường tài chính quốc tế, việc vay từ nguồn ODA mang lại lợi ích về lãi suất thấp và thời hạn vay kéo dài. Tuy nhiên, việc vay vốn từ nước ngoài đồng nghĩa với việc phải phụ thuộc vào các đối tác cho vay, chịu sự ràng buộc và áp đặt bởi nhiều điều kiện từ phía các tổ chức cho vay. Mặt khác, việc tăng cường vay nợ từ nước ngoài có thể gây ra tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu và cân đối thanh toán quốc tế, đồng thời trong dài hạn có thể tạo ra áp lực gia tăng trong tình hình khủng hoảng nợ. Sự phụ thuộc quá mức vào việc vay nợ từ nước ngoài sẽ đưa đến vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả về mặt chính trị lẫn kinh tế, cũng như làm giảm dự trữ ngoại hối khi phải trả nợ quá nhiều, dẫn đến cạn kiệt dự trữ quốc gia và tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng tỷ giá. Vay nợ trong nước sẽ dẫn đến tăng lãi suất, và chuỗi nợ trả lãi tích tụ sẽ làm gia tăng nhanh chóng các khoản nợ công chúng, đồng thời tạo ra gánh nặng chi trả cho ngân sách trong các giai đoạn sau này.
Tăng thuế. Thuế ở nước ta đóng 1 phần rất quan trọng vào ngân sách nhà nước, nhờ có những khoản thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước mà hàng năm chính phủ có thể chi trả cho những chi tiêu của mình.Thu từ thuế chiếm 70-75% khoản thu ngân sách nhà nước của quốc gia. Thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước tham gia vào các hoạt động kinh tế bằng việc đầu tư vào sản xuất kinh doạnh dưới hình thức góp vốn vào các doanh nghiệp, công ty liên doanh, mua cổ phần của các công ty cổ phần; Thu từ việc bán tài sản của nhà nước trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh; Thu nhập từ việc bán lại các cơ sở kinh tế của nhà nước cho các thành phần kinh tế; Thu từ việc bán tài sản của nhà nước cho các chủ thể trong xã hội thuê trước đây; Thu từ lợi nhuận tư hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước.
Cắt giảm chi tiêu. Cắt giảm chi tiêu là một trong những giải pháp có thể áp dụng để giảm thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam vào năm 2023. Cắt giảm chi tiêu không cần thiết: Chính phủ có thể xem xét cắt giảm các khoản chi không cần thiết hoặc không ưu tiên trong ngân sách. Điều này có thể bao gồm việc giảm chi tiêu cho các dự án không cần thiết, các chương trình không hiệu quả hoặc không mang lại lợi ích đáng kể cho quốc gia; Tăng cường quản lý công nợ: Tăng cường quản lý công nợ và giảm chi tiêu vay nợ không cần thiết. Có thể bao gồm việc xem xét lại các hợp đồng vay nợ hiện tại; Đẩy mạnh biện pháp tiết kiệm: Đẩy mạnh biện pháp tiết kiệm trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và đơn vị trực thuộc. Bao gồm việc giảm thiểu sử dụng văn phòng phẩm, tiết kiệm điện năng và nước, tối ưu hóa việc sử dụng tài sản công và tăng cường kiểm soát chi tiêu.
Dự trữ ngoại hối. Dự trữ ngoại hối là một biện pháp quan trọng giúp giảm thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam trong năm 2023. Đây là số tiền mà một quốc gia tích luỹ từ việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ để sử dụng khi cần thiết hoặc để bảo vệ đồng tiền quốc gia khỏi những biến động không lường trước. Sử dụng dự trữ ngoại hối để bù đắp thâm hụt ngân sách: Sử dụng một phần dự trữ ngoại hối để bù đắp thâm hụt ngân sách. Điều này có thể giúp bảo đảm ổn định tài chính của quốc gia trong khi đảm bảo hoạt động của chính phủ và việc cung cấp dịch vụ công; Chính phủ có thể điều chỉnh chính sách quản lý dự trữ ngoại hối để tối ưu hóa lợi nhuận từ việc quản lý dự trữ. Điều này bao gồm việc tái cấu trúc cách phân bổ dự trữ, tăng cường quản lý rủi ro và tìm kiếm cơ hội đầu tư sinh lợi từ dự trữ ngoại hối; Đồng thời, việc phát triển các nguồn xuất khẩu mới cũng được xem là một giải pháp hiệu quả để tăng doanh thu xuất khẩu và dự trữ ngoại hối, thông qua việc khuyến khích sự phát triển của các ngành công nghiệp mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu; Quản lý dự trữ ngoại hối cần được thực hiện một cách cẩn thận và bền vững. Điều này bao gồm việc đánh giá và dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối, tăng cường quản lý rủi ro và tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến quản lý dự trữ ngoại hối. Để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững, việc quản lý dự trữ ngoại hối là một phần quan trọng của chiến lược kinh tế toàn diện của Việt Nam.
Tóm lại, tình trạng thâm hụt ngân sách hiện nay đang gây ra lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong năm 2023. Vấn đề thâm hụt ngân sách năm 2023 vẫn đang diễn biến phức tạp, với dự kiến mức bội chi đạt 4,42% GDP. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách là do chi ngân sách nhà nước tăng cao, trong khi thu ngân sách chưa đủ để đáp ứng nhu cầu chi. Thâm hụt ngân sách đã và đang tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế, bao gồm việc gia tăng nợ công, lạm phát, và ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô. Để giải quyết vấn đề này, cần tăng cường quản lý thu ngân sách, ngăn chặn thất thu và lậu thu, cắt giảm chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là chi thường xuyên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, và thu hút đầu tư từ tư nhân trong và ngoài nước, từ đó phát triển kinh tế và tăng thu nhập cho người dân. Để khắc phục tình trạng này, cần triển khai các biện pháp nhất quán như cải thiện công tác thuế, tăng cường tiết kiệm chi tiêu công, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư, và phát triển các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao. Chỉ khi giải quyết được vấn đề thâm hụt này, Việt Nam mới có thể đảm bảo an ninh tài chính, củng cố nền kinh tế vững chắc và tiếp tục phát triển trong tương lai. Thâm hụt ngân sách là một vấn đề phức tạp, cần được giải quyết thông qua nhiều biện pháp nhất quán. Việc thực hiện hiệu quả các giải pháp trên sẽ giúp giảm thiểu tình trạng thâm hụt ngân sách, đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tổng cục Thống kê, niên giám thống kê qua các năm (http://www.gso.gov.vn);
- Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2024;
- Phân tích về bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước của PGS.TS., Trần Đình Thiên - Viện kinh tế Việt Nam (http://www.vie.org.vn/)