0236.3650403 (128)

Xử lý văn bản mật


a. Chế độ chuyển giao văn bản mật

- Sổ đăng ký văn bản mật đến có nội dung cơ bản tương tự sổ đăng ký văn bản thường, chỉ thêm cột “mức độ mật” sau cột trích yếu

- Đối với những văn bản “tối mật”, “tuyệt mật” chỉ có thủ trưởng  cơ quan hoặc người  được ủy quyền bóc và quản lý. Đối với những công văn “mật”, “tối mật”, “tuyệt mật” do thủ trưởng cơ quan ủy nhiệm cho chánh văn phòng hay phó văn phòng . Trưởng hoặc phó phòng hành chính quản lý, chỉ có người được giao quản lý các công văn “mật”, “tối mật”, “tuyệt mật” trực tiếp làm nhiệm vụ đăng ký những văn bản này.

- Sổ đăng ký văn bản mật đi tương tự sổ đăng ký văn bản đi, nhưng thêm cột ghi “mức độ mật” sau cột trích yếu.

- Văn bản có dấu “khẩn”, “thượng khẩn”, “hỏa tốc” ngoài việc đóng dấu vào văn bản, phải đóng dấu cả phong bì văn bản. Văn bản “mật”, “tối mật”, “tuyệt mật” phải dùng hai phong bì, chỉ được đóng dấu vào văn bản và bì trong; người chịu trách nhiệm làm bì trong ghi đầy đủ số, ký hiệu, nơi nhận và đóng dấu “mật”, “tối mật”, “tuyệt mật” lên bì trong , rồi chuyển cho văn thư làm phiếu chuyển và làm phong bì ngoài. Phong bì ngoài chỉ ghi nơi gửi, nơi nhận, phiếu chuyển, không đóng dấu mức độ mật.

b. Chế  độ giải quyết và bảo quản văn bản mật

- Chỉ được phổ biến văn bản trong phạm vi đối tượng cần biết hoặc có trách nhiệm thi hành

- Không được mang tài liệu, văn bản mật về nhà riêng

- Khi cán bộ đi công tác xa, không được mang tài liệu, văn bản mật không liên quan đến công tác được giao.

- Trong khi giải quyết công việc không được ghi chép những điều bí mật vào giấy hoặc sổ tay chưa được cơ quan quản lý vào sổ và đánh số. Sổ tay trong đó có ghi những điều bí mật cũng được xem như tài liệu, văn bản mật và được bảo quản như tài liệu mật.

                                                                                                                  ThS. Nguyễn Thị Thảo