0236.3650403 (128)

Các khái niệm về tri thức


Có nhiều định nghĩa về tri thức, theo Becerra – Fernandez & ctg 2004, Tri thức là “sự giải mã về một mối quan hệ giữa các khái niệm có liên quan đến những lĩnh vực cụ thể,  Tri thức là tài sản vô giá và là nền tảng lợi thế cạnh tranh của một tổ chức ( Bock & ctg 2005).

Với Davenport và Prusak (1998) cho rằng tri thức là tập hợp kinh nghiệm, giá trị, thông tin theo hoàn cảnh và sự hiểu biết sâu sắc để cung cấp mô hình đánh giá, kết hợp tạo ra kinh nghiệm và thông tin mới. Họ cho rằng tri thức bắt nguồn và được áp dụng ngay trong tâm trí của con người. Trong các tổ chức, tri thức không chỉ xuất hiện trong các tài liệu mà còn trong thói quen, quá trình làm việc, thực tiễn và các chuẩn mực của tổ chức. Thêm vào đó, tri thức là việc sử dụng đầy đủ các thông tin và dữ liệu kết hợp cùng với những kỹ năng, ý tưởng, trực giác, cam kết và động lực của con người.

Theo Nonaka và Takeuchi (1995) định nghĩa tri thức “là tiến trình năng động của con người để chứng minh niềm tin cá nhân về cái mình cho là chân lý. Sự tiến hóa của nhận thức luận khoa học đã hình thành cáu trúc thứ bậc từ dữ liệu => thông tin => tri thức, tăng dần theo 2 chiều hướng: sự hiểu biết, và sự độc lập với ngữ cảnh ( Serban& ctg, 2002).Dữ liệu là tập hợp các sự kiện, sự việc khách quan, rời rạc được trình bày mà không có sự phán quyết hoặc không gắn với bối cảnh.Dữ liệu trở thành thông tin khi nó được phân loại, phân tích, tổng hợp và đặt vào một bối cảnh, và trở nên có thể nhận thức được đối với người nhận.Thông tin là dữ liệu gắn với một sự liên hệ hoặc một mục đích và biến thành tri thức khi nó được sử dụng để so sánh, đánh giá những kết cục, thiết lập những liên hệ và tiến hành một sự đối thoại. Thông tin là dữ liệu trong bối cảnh có thể sử dụng cho việc ta quyết định. Dữ liệu luôn được sắp xếp để tạo ra ý nghĩa cho người nhận, có thể là văn bản, hình ảnh, đoạn phim, hoặc cuộc hội thoại với người khác.

Gurteen (1999) cho rằng tri thức là sản phẩm vô hình, bao gồm ý tưởng, quá trình, thông tin và ngày càng được chia sẻ trong nền kinh tế toàn cầu theo nhiều hình thức khác nhau và là sản phẩm vô hình của nên kinh tế sản xuất

Tri thức có thể được xem như thông tin mà nó đạt tới sự sáng tỏ, sự phán quyết và những giá trị. Trong nhiều trường hợp, tri thức thể hiện sự thật, vì vậy nó cung cấp, tạo ra những cơ sở đáng tin cậy cho hành động. Tri thức là kho tàng của sựhiểu biết và các kỹ năng được tạo ra từ trí tuệ của con người (đặc biệt từ những người khác).

Tri thức thường bị nhầm lẫn với thông tin nhưng thực chất tri thức và thông tin là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau (Grey, 2007). Thông tin tập hợp các dữ liệu cho mục đích xác định rõ ràng trong khi tri thức được xem là một quá trình, động lực, khả năng và chia sẻ sự hiểu biết. Trong thực tế, con người có thể dễ dàng chia sẻ thông tin nhưng rất khó để chia sẻ tri thức đến người khác. Tri thức là tài sản bên trong của con người, phụ thuộc vào hoàn cảnh nên hoàn toàn khác với thông tin hay dữ liệu chúng ta có. Malhotra (2000) cho rằng có sự nhầm lẫn giữa tri thức và thông tin dẫn đến các nhà quản lý đã tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc vào việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin (CÁ NHÂN TRI THỨC) nhưng không mang lại kết quả như mong đợi. Tri thức được xác định rất rõ là tài sản bên trong của con người và được sử dụng để phản ứng khi có vấn đề xảy ra. Nói một cách khác, tri thức là sự tổng hợp thông tin, dữ liệu và kinh nghiệm.

Jain và các công sự (2007) cho rằng tri thức là nguồn lực đầu vào quan trọng trong hầu hết các tổ chức vì nó cho phép các tổ chức phát triển và tạo ra các lợi thế cạnh tranh của mình, trong khi Hsu (2006) nhấn mạnh tri thức giúp tổ chức đánh giá nhân viên, giúp nhân viên thực hiện công việc và tạo ra lợi thế cạnh tranh cuối cùng của tổ chức. Do đó, việc quản lý, khai thác sử dụng tri thức có hiệu quả giúp tổ chức có thể duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh và là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của một tổ

Martensson (2000) khẳng định tri thức là nhân tố cơ bản, giúp tổ chức tạo ra các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo với định nghĩa phổ biến nhất của tri thức là “những ý tưởng hay sự hiểu biết được một cá nhân sở hữu sử dụng để thực hiện các hành động hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức”.

Theo Zack (1999), phần lớn tri thức trong các tổ chức là ẩn đi nên rất khó kết nối với nhau. Do tri thức luôn nằm trong bộ não của cá nhân, bao gồm rất nhiều kỹ năng nhận thức như niềm tin, hình ảnh, trực giác và kỹ năng, không phải tài liệu, chứng từ nên rất khó để diễn giải hoặc mô tả một cách rõ ràng.

Drucker (1994) cho rằng tri thức là nguồn lực chính cho mỗi cá nhân nói riêng và cho tổ chức nói chung. Tri thức được xem là nguồn tài nguyên khó sao chép, đánh giá và lựa chọn nhưng mang đến cho người sở hữu nó loại “hàng hóa” độc đáo và duy nhất. Điều đó cho thấy tri thức khác với con người, tiền bạc, máy móc hay vật liệu vì tri thức rất khó nhân rộng và cũng rất khó để xây dựng các chiến lược thay thế. Trong nền kinh tế tri thức, không phải đất đai hay máy móc là tài sản chính, tri thức, chuyên môn và sự đổi mới thật sự là tài sản mang lại lợi nhuận cao và nâng cao lợi thế cạnh tranh của tổ chức vì thế tri thức phải được quản lý một cách hiệu quả chức.

                                                                                                                                                                                                                          Nguyễn Thị Thảo