0236.3650403 (128)

CÁN CÂN VÀ CƠ CHẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TÍNH ĐẾN QUÝ 2 NĂM 2017


ĐỗVăn Tính

 

Lý thuyết vCán cân thương mi

a) Cán cân thương mại

Theo từđiển Bách khoa toàn thưmởWikipedia, Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng nhưmức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừđi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏhơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ởtrạng thái cân bằng.

Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dưthương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dưthương mại mang giá trịdương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dưthương mại mang giá trịâm. Lúc này còn có thểgọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tếbởi lẽchúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.

Cán cân xuất nhập khẩu là bảng đối chiếu giữa tổng giá trịxuất khẩu với giá trịnhập khẩu của một nước ởmột giai đoạn nhất định. Cán cân xuất nhập khẩu còn được gọi là cán cân ngoại thương.

Quan hệso sánh giá trịgiữa hàng xuất khẩu (còn gọi là kim ngạch xuất khẩu) với giá trịhàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu) được gọi là cán cân xuất nhập khẩu. Nếu giá trịhàng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì gọi là xuất siêu. Nếu giá trịhàng nhập khẩu lớn hơn hàng xuất khẩu thì gọi là nhập siêu.

Các yếu tnh hưởng đến cán cân thương mi:

- Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sựgia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụthuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPI). MPI là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụthuộc giá cảtương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cảtrong nước tăng tương đối so với giá thịtrường quốc tếthì nhập khẩu sẽtăng lên và ngược lại.

- Xuất khẩu: chủyếu phụthuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủyếu phụthuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thếtrong các mô hình kinh tếngười ta thường coi xuất khẩu là yếu tốtựđịnh.

- Tỷgiá hối đoái: là nhân tốrất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thịtrường quốc tế. Khi tỷgiá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cảcủa hàng hóa nhập khẩu sẽtrởnên rẻhơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trởnên đắt đỏhơn đối với người nước ngoài. Vì thếviệc tỷgiá đồng nội tệtăng lên sẽgây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quảlà xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷgiá đồng nội tệgiảm xuống, xuất khẩu sẽcó lợi thếtrong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên.

Tác động ca cán cân thương mi đến GDP: Đối với một nền kinh tếmở, cán cân thương mại có hai tác động quan trọng: xuất khẩu ròng bổsung vào tổng cầu (AD) của nền kinh tế; sốnhân đầu tưtưnhân và sốnhân chi tiêu chính phủkhác đi do một phần chi tiêu bị"rò rỉ" qua thương mại quốc tế.

b) Cơcấu hàng xuất nhập khẩu

Các mặt hàng xuất khẩu có thểchia thành các nhóm : nguyên liệu chưa qua chếbiến và các sản phẩm đã qua chếbiến. Các mặt hàng nhập khẩu có thểchia thành các nhóm : tưliệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị..) và sản phẩm tiêu dùng. Ngoài việc xuất và nhập khẩu hàng hóa, các nước còn xuất và nhập khẩu các dịch vụthương mại.

Cán cân và cơchếxut nhp khu ca Vit Nam tính đến quý 2 - 2017

Sốliệu thống kê sơbộmới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ1 tháng 06/2017 thâm hụt tới 323 triệu USD, đưa cán cân thương mại hàng hóa của cảnước từđầu năm đến hết ngày 15/06/2017 thâm hụt hơn 2.8 tỷUSD, bằng 3.2% kim ngạch xuất khẩu của cảnước.

Cụthể, tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ1 tháng 06/2017 (từ01/06 đến 15/06/2017) đạt hơn 17.5 tỷUSD, giảm 12.9% (tương ứng giảm hơn 2.85 tỷUSD) so với kỳ2 tháng 5/2017. Nhưvậy, tính đến hết ngày 15/06/2017 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cảnước đạt hơn 179.84 tỷUSD, tăng 21.5% (tương ứng tăng hơn 31.84 tỷUSD) so với cùng kỳnăm 2016.

Cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ1 tháng 06/2017 thâm hụt tới 323 triệu USD, đưa cán cân thương mại hàng hóa của cảnước từđầu năm đến hết ngày 15/06/2017 thâm hụt hơn 2.8 tỷUSD, bằng 3.2% kim ngạch xuất khẩu của cảnước.

Cũng trong 15 ngày đầu tháng 06/2017 khối doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài (FDI) đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 11.35 tỷUSD, giảm 13.5% tương ứng giảm gần 1.78 tỷUSD so với nửa cuối tháng 5/2017. Tính đến hết ngày 15/06/2017 khối này đạt kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 117.8 tỷUSD, chiếm 65.5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cảnước, tăng 23.8%, tương ứng tăng gần 22.62 tỷUSD so với cùng kỳnăm 2016.

Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp có vốn FDI trong nửa đầu tháng 06/2017 thặng dư759 triệu USD, đưa mức thặng dưcủa khối này từđầu năm đến hết 15/06/2017 hơn 7.55 tỷUSD.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam tính đến hết 15/6/2017 tăng mạnh so với cùng kỳ. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong 15 ngày đầu tháng 6/2017 giảm so với kỳ2 tháng 5/2017. Theo sốliệu sơbộcủa Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2017 đạt 35,88 tỷUSD, giảm 1,4% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nửa đầu năm 2017 đạt 198,22 tỷUSD, tăng 21,5% so với cùng kỳnăm trước. Trong đó, xuất khẩu trong tháng 6/2017 đạt gần 17,8 tỷUSD, giảm 0,8% so với tháng 5/2017 và kim ngạch xuất khẩu 6 tháng/2017 đạt 97,21 tỷUSD, tăng 18,8% so với cùng kỳnăm trước. Nhập khẩu trong tháng 6/2017 đạt gần 18,09 tỷUSD, giảm 2% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu 6 tháng/2017 đạt 100,5 tỷUSD, tăng 24,1% so với cùng kỳnăm 2016. Cán cân thương mại: Tháng 6/2017 cảnước thâm hụt 292 triệu USD, đưa cán cân của cảnước 6 tháng/2017 thâm hụt gần 2,78 tỷUSD. Trong đó: Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 6/2017 đạt mức thặng dư1,53 tỷUSD, đưa thặng dưcủa khối này trong 6 tháng/2017 đạt 8,31 tỷUSD; Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước tháng 6/2017 thâm hụt 1,82 tỷUSD, đưa thâm hụt của nhóm này trong 6 tháng/2017 là 11,09 tỷUSD, bằng 38,6% kim ngạch xuất khẩu của khối này.

Nhưvậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cảnước tính từđầu năm đạt hơn 179,84 tỷUSD, tăng 21,5% so với cùng kỳnăm 2016. Cán cân thương mại hàng hóa trong nửa đầu tháng 6/2017 thâm hụt 323 triệu USD, đưa cán cân thương mại hàng hóa của cảnước từđầu năm đến hết ngày 15/6/2017 thâm hụt hơn 2,8 tỷUSD. Riêng cán cân thương mại hàng hóa của khối FDI trong nửa đầu tháng 6 thặng dư759 triệu USD, đưa mức thặng dưcủa khối này từđầu năm đến hết ngày 15/6/2017 lên hơn 7,55 tỷUSD.

Vì sao khu vực trong nước luôn nhập siêu, các chuyên gia kinh tếcho rằng khác với khu vực FDI nhập khẩu đểphục vụlắp ráp, gia công sản phẩm xuất khẩu, DN trong nước nhập vềđểsửdụng hoặc làm thương mại. Nhập khẩu thép thời gian qua của các DN trong nước là một thí dụđiển hình khi trong 5 tháng giá trịnhập khẩu thép lên tới 3,91 tỷUSD. Đồng thời, bên cạnh việc nhập phôi thép vềđểcán thép thành phẩm, nhiều DN trong nước cũng nhập thép vềđểbán.

Ngoài ra, thịtrường Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bịrất lớn, và đây cũng là một phần dẫn đến nhập siêu khu vực DN trong nước tăng. Riêng khu vực FDI chỉnhập linh kiện, nguyên phụliệu vềphục vụsản xuất xuất khẩu ra bên ngoài, trong khi khu vực DN trong nước nhập khẩu đểtiêu dùng và sản xuất trong nước nhưng không xuất khẩu nên rất dễrơi vào tình trạng nhập siêu.Nhận định vềhoạt động xuất nhập khẩu năm nay, nhiều ý kiến cho rằng bức tranh xuất khẩu 2017 chưa có nhiều khác biệt so với năm 2016, hàng loạt vấn đềđặt ra với tình trạng nhập siêu vẫn đang tiếp diễn. Ước tính nhập siêu năm 2017 khoảng 6,5 tỷUSD, tương ứng 3,45% tổng kim ngạch xuất khẩu. 5 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thịtrường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22 tỷUSD, tăng 15,7% so với cùng kỳnăm 2016; tiếp đến là Hàn Quốc đạt 18,6 tỷUSD, tăng 51,9%; các nước ASEAN 11,1 tỷUSD, tăng 16,6%; Nhật Bản 6,5 tỷUSD, tăng 15,5%; EU 4,6 tỷUSD, tăng 13,9%; Hoa Kỳ3,8 tỷUSD, tăng 22%...

Đểcải thiện tình trạng nhập siêu hiện nay, các DN cần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa đi các thịtrường lớn nhưHoa Kỳ, Nhật Bản và EU. Đây là 3 thịtrường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của Việt Nam, đồng thời cũng là những thịtrường tiêu thụlớn của thếgiới. Những năm qua Hoa Kỳliên tiếp là đối tác thương mại đem lại thặng dưlớn nhất cho Việt Nam trong nhiều năm liền.

 

Tài liu tham kho:

  1. Tổng cục Thống kê;
  2. Tổng cục hải quan
  3. Tạp chí tài chính