0236.3650403 (128)

CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ THẤT NGHIỆP TẠM THỜI


N.GREGORY MANKIW,MACROECONOMICS

Nhiều chính sách của chính phủ nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên bằng cách giảm thất nghiệp tạm thời. Các cơ quan giới thiệu việc làm được thành lập nhiều hơn để giúp người tìm việc có nhiều thông tin, kết nối những người tìm việc với những công việc một cách hiệu quả nhất. Công khai tài trợ, cấp vốn để  mở chương trình tái đào tạo nhằm giúp cho người thuyên chuyển công việc dễ dàng trong việc chuyển đổi từ những ngành có xu hướng giảm, sang những ngành có xu hướng phát triển hơn. Nếu chương trình này thành công nó sẽ tằn tỷ lệ tìm kiếm việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

Mặt khác, tình cờ những chương trình này của chính phủ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tạm thời, điển hình đó là chương trình bảo hiểm thất nghiệp. Nó trợ cấp cho người thất nghiệp một phần tiền lương khi họ bị mất việc. (Cụ thể đọc phần đọc thêm ở bài giảng chương 6, phần thất nghiệp). Mặc dù, bảo hiểm thất nghiệp khác nhau từ năm này sang năm khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác, nhưng bình quân ít nhất mỗi người nhận được 50% mức lương cơ bản của mình trong vòng 26 tuần (đối với Việt Nam, người thất nghiệp nhận 60% lương cơ bản trong vòng 6 tháng kể từ ngày mất việc, với điều kiện hoàn thành các nghĩa vụ kèm theo).Ở Châu Âu, chương trình bảo hiểm thất nghiệp có vai trò quan trọng.

Bằng cách làm dịu đi những khó khăn do thất nghiệp trong nền kinh tế, bảo hiểm thất nghiệp làm tăng số lượng thất nghiệp tạm thời và tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Những người nhận lợi ích từ bảo hiểm thất nghiệp thường ít có động lực tìm kiếm việc làm mới và có nhiều khả năng họ từ chối những cơ hội có việc làm hấp dẫn khác. Cả hai xu hướng của hành vi trên đều góp phần làm tăng tỷ lệ tìm kiếm việc làm. Thêm vào đó, bởi họ biết rằng thu nhập của họ một phần được bảo vệ bởi bảo hiểm thất nghiệp, họ ít có khả năng tìm kiếm việc làm với triển vọng việc làm ổn định và ít có khả năng thương lượng trong việc đảm bảo tính an toàn trong công việc. Những thay đổi trong hành vi này nâng tỷ lệ tách công việc (tức là tăng s, tỷ lệ tăng thất nghiệp).

Bảo hiểm thất nghiệp làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, không ngụ ý rằng chính sách này sẽ mang lại điềm xấu cho nền kinh tế. Lợi ích của chương trình này đó là việc giảm sự bất ổn trong thu nhập của họ. Hơn nữa, nó lôi kéo những người lao động từ chối những lời mời hấp dẫn có thể dẫn đến sự xung đột giữa người lao động và việc làm. Đánh giá chi phí và lợi ích của hệ thống bảo hiểm thất nghiệp khác nhau là nhiệm vụ khó khăn và tiếp tục là chủ đề để nghiên cứu.

Các nhà kinh tế thường đưa ra đề xuất cách tân về hệ thống bảo hiểm thất nghiệp, nhằm giảm số lượng thất nghiệp. Một trong những đề xuất là yêu cầu các doanh nghiệp khi sa thải công nhân phải chịu toàn bộ khoản trợ cấp thất nghiệp của người lao động đó. Hệ thống như vậy được gọi là “100% experience rated” (tạm dịch 100% kinh nghiệm được đánh giá), bởi vì  tỷ lệ các hãng phải nộp vào hệ thống của bảo hiểm thất nghiệp phản ánh đầy đủ những kinh nghiệm thất nghiệp của từng cá nhân người lao động. Hầu hết các chương trình hiện tại đều góp một phần kinh nghiệm đánh giá. Theo hệ thống này, khi các doanh nghiệp sa thải một người công nhân, họ phải trả một phần của trợ cấp thất nghiệp; phần còn lại trích ra từ nguồn thu chung của chương trình. Bởi vì các hãng chỉ phải trả một phần chi phí cho thất nghiệp mà họ gây ra, họ có động cơ để sa thải người lao động khi nhu cầu về lao động tạm thời thấp. Bằng cách giảm động lực, những cải cách được đề xuất lại có thể giảm được tỷ lệ sa thải tạm thời.

CH. Võ Thị Thanh Thương – Khoa QTKD

(Nguồn N.Gregory Mankiw (7th), Macroeconomics, page 167-168)