Đạo đức kinh doanh
Theo quan niệm khoa học, đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.
Như chúng ta đã biết, kinh doanh là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm đạt mục đích lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh doanh. Vậy, đạo đức kinh doanh là các nguyên tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh, trong điều kiện môi trường kinh doanh của cá nhân và tổ chức đó.
Trong một số trường hợp, vi phạm đạo đức kinh doanh tại quốc gia này, nhưng có thể đối với tại một quốc gia khác là không vi phạm.
Ngày nay, hầu hết các công ty đều có các chuẩn mực tư cách đạo đức, và họ cũng thực hiện các chương trình huấn luyện để đảm bảo rằng các nhân viên có thể hiểu và thực hiện đúng. Khi có các xung đột nảy sinh giữa lợi nhuận và đạo đức, thì việc cân nhắc giữa 2 yếu tố này cũng là một điều không dễ dàng. Ví dụ, một công ty sản xuất than đang gây ô nhiễm không khí do khói bụi gây ra, nếu muốn giảm ô nhiễm thì sản lượng sẽ giảm và doanh nghiệp lại tốn thêm chi phí làm sạch. Vậy, liệu các quản lý có đủ đạo đức để cân nhắc bảo vệ môi trường trong trường hợp này không? Trên thực tế, ngày nay có rất nhiều công ty vì chạy theo lợi nhuận mà vi phạm những chuẩn mực đạo đức thường có, bởi đơn giản đối với đa phần nhà kinh doanh thì lợi nhuận là ưu tiên được đặt lên hàng đầu. Phân biệt đối xử, con ông cháu cha, cạnh tranh không lành mạnh,lạm dụng của công, không đảm bảo an toàn lao động, v..v…là những vi phạm thường gặp trong chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh hiện nay.
Vì thế, việc xây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp cũng là một vấn đề quan trọng không kém gì các hoạt động khác. Doanh nghiệp cần thiết lập một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả, truyền đạt nó và xem xét, đánh giá kiểm tra việc thực hiện. Nếu đạo đức nghề nghiệp được tăng cường một cách nghiêm khắc và trở thành một bộ phận của văn hóa doanh nghiệp thì nó sẽ có tác dụng trong việc cải thiện hành vi đạo đức trong doanh nghiệp. Do vậy việc xây dưng đạo đức trong doanh nghiệp là tất yếu.
Mai Xuân Bình - Khoa QTKD
- Nghiên cứu: Đối với những người có sức ảnh hưởng, việc thể hiện "vòng tròn bên trong" (nhóm nhỏ thân cận) của bạn có thể thúc đẩy sự tương tác
- Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ
- Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Benchmarking
- 10 BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SOCIAL MEDIA (PHẦN 4)
- 5 số liệu thống kê quan trọng về cách xây dựng lòng tin của người tiêu dùng