0236.3650403 (128)

Điều chỉnh tỷ suất chiết khấu trong phân tích rủi ro


Tỷ suất chiết khấu có điều chỉnh có thể xem là bao gồm 3 yếu tố: Giá trị thời gian của tiền, điều chỉnh theo lạm phát dự kiến, và phần thưởng rủi ro. Phần thưởng rủi ro được cộng thêm vào phản ánh quan điểm của nhà đầu tư về mức độ nhậy cảm của dự án đối với rủi ro. Độ lớn của phần thưởng rủi ro phụ thuộc vào mức rủi ro liên quan đến dự án, và phản ứng với rủi ro của nhà đầu tư. Tỷ suất chiết khấu khác nhau được áp dụng cho các dự án khác nhau tùy thuộc vào rủi ro của nó. Trong thực tế, có 2 phương pháp để xác định tỷ suất chiết khấu điều chỉnh theo độ rủi ro.

* Phương pháp 1: Tỷ suất chiết khấu điều chỉnh theo rủi ro được xác định như sau:

RA = (RF + I + RP)t

Trong đó:

               RA : Tỷ suất chiết khấu điều chỉnh theo độ rủi ro

               RF  : Tỷ suất chiết khấu khi không có rủi ro

               I      : Tỷ số lạm phát cho phép

               RP  : Phần thưởng rủi ro để điều chỉnh tỷ suất chiết khấu

* Phương pháp 2: xác định tỷ suất chiết khấu điều chỉnh theo độ rủi ro theo cách sau:                                                     RA = R/(I - P)

Trong đó:

               RA  : Tỷ lệ chiết khấu đầy đủ

               R     : Tỷ lệ chiết khấu (tỷ lệ hiện tại hóa, hoặc có thể là chi phí sử dụng vốn)

               P     : Là xác suất xuất hiện rủi ro.

Ưu, nhược điểm:

-         Ưu điểm: Đơn giản trong tính toán, dễ hiểu và khả thi.

-         Nhược điểm:

+        Phương pháp điều chỉnh tỉ lệ chiết khấu thực hiện quy đổi các dòng tiền tương lai về thời điểm hiện tại (nghĩa là chiết khấu theo một tỷ lệ cao hơn), nhưng hoàn toàn không cung cấp một thông tin nào về mức rủi ro. Do đó, kết quả nhận được phần lớn chỉ phụ thuộc vào mức phụ thêm vì rủi ro.

+        Giả thiết của phương pháp là rủi ro tăng theo thời gian với một hệ số không đổi, điều này không phải lúc nào cũng đúng.

+        Không cung cấp thông tin về xác suất phân bố các luồng thanh toán tương lai và do đó không cho phép đánh giá, phân tích chúng được.

 

Mai Xuân Bình – Khoa QTKD