0236.3650403 (128)

LÝ THUYẾT VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ


ĐỗVăn Tính

 

Nghiên cứu về E-marketing:

E-Marketing là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu về E-Marketing, một trong những phương pháp Marketing đang được chú ý nhiều nhất hiện nay, chúng ta tìm hiểu sơ lược về Marketing là gì?

Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình trao đổi. ( Philip Koler)

Và qua đó E-Marketing được hình thành dưới sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin. Vận dụng sáng tạo giữa sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và các chính sách marketing cho nhiều ngành nghề, E-Marketing được hình thành và trở thành công cụ đắc lực cho các chương trình Marketing của một số ngành nghề chủ chốt trong xã hội hiện nay. Và ngành dệt may là một trong số những ngành nghề có thể áp dụng chương trình E-Marketing này.

Vậy thì E-Marketing ( tiếp thị điện tử) là gì?

Dưới đây là một số định nghĩa được trích dẫn từ nhiều nguồn:

Tiếp thị điện tử (e-marketing) là cách thức tiếp thị vận dụng các tính năng của Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến thị trường tiêu thụ.

E-marketinglà cách thức dùng các phương tiện điện tử để giới thiệu, mời chào, cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của nhà sản xuất đến người tiêu dùng và thuyết phục họ chọn nó.

Hoặc là tiếp thị điện tử (e-marketing) là cách thức tiếp thị vận dụng các tính năng của Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến thị trường tiêu thụ.

Cũng có thể hiểu theo một cách khác chữ E là biểu tượng của “Launch Internet Explorer Browser” còn marketing là tiếp thị. Đây chính là cách thức tiếp thị, quảng bá sản phẩm qua mạng Internet.

Đặc điểm và bản chất của E-Marketing:

Xuất phát từ Marketing truyền thống, E-Marketing thực sự cũng mang những đặc điểm và bản chất giống Marketing truyền thống. Ngoài ra còn có những đặc trưng riêng mà tùy theo điều kiện của mỗi ngành nghề sẽ có sự phù hợp riêng để vận dụng vào phát triển thương hiệu hay nhãn hiệu của mình.

- Tính linh hoạt và khả năng phân phối cao: Một quảng cáo trên mạng được truyền tải 24/24 giờ một ngày, cả tuần, cả năm. Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo có thể được bắt đầu cập nhật hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào. Nhà quảng cáo có thể theo dõi tiến độ quảng cáo hàng ngày, xem xét hiệu quả quảng cáo ở tuần đầu tiên và có thể thay thế quảng cáo ở tuần thứ hai nếu cần thiết. Điều này khác hẳn kiểu quảng cáo trên báo chí, chỉ có thể thay đổi quảng cáo khi có đợt xuất bản mới, hay quảng cáo tivi với mức chi phí rất cao cho việc thay đổi quảng cáo thường xuyên.

- Phạm vi phát triển trên  toàn cầu. Bất cứ nơi nào trên thế giới đều có thể online, tìm kiếm những thông tin mình mong muốn nên đối tượng khách hàng của nó là không có giới hạn.

- Đa dạng hóa: sản phẩm. Tất cả các sản phẩm đều có thể được đăng tải trên hệ thống website hoặc các diễn đàn và blog của công ty.

- Khả năng tương tác thông tin cao: Mục tiêu của nhà quảng cáo là gắn khách hàng triển vọng với nhãn hiệu hoặc sản phẩm của họ. Điều này có thể thực hiện hiệu quả trên mạng, vì khách hàng có thể tương tác với sản phẩm, kiểm tra sản phẩm và nếu thoả mãn thì có thể mua. Ví dụ, một quảng cáo cho phần mềm máy tính có thể đưa khách hàng tới nơi trưng bày sản phẩm để lấy thông tin và kiểm tra trực tiếp. Nếu khách hàng thích phần mềm đó, họ có thể mua trực tiếp. Không có loại hình thông tin đại chúng nào lại có thể dẫn khách hàng từ lúc tìm hiểu thông tin đến khi mua sản phẩm mà không gặp trở ngại nào như mạng Internet.

- Khả năng theo dõi: Các nhà tiếp thị trên mạng có thể theo dõi hành vi của người sử dụng đối với nhãn hiệu của họ và tìm hiểu sở thích cũng như mối quan tâm của những khách hàng triển vọng. Ví dụ, một hãng sản xuất xe hơi có thể theo dõi hành vi của người sử dụng qua site của họ và xác định xem có nhiều người quan tâm đến quảng cáo của họ hay không?

Các nhà quảng cáo cũng có thể xác định được hiệu quả của một quảng cáo (thông qua số lần quảng cáo được nhấn, số người mua sản phẩm, và số lần tiến hành quảng cáo,…) nhưng điều này rất khó thực hiện đối với kiểu quảng cáo truyền thống như trên tivi, báo chí và bảng thông báo.

Tự động hóa các giao dịch cơ bản.

Giảm sự khác biệt về văn hóa, luật pháp, kinh tế.

Đo lường hiệu quả dễ dàng.

ROI (Return on Investment) hiệu quả trên đầu tư cao.

Về bản chất:

 Môi trường: Marketing trong môi trường mới, môi trường Internet, môi trường điện tử.

Phương tiện: Internet và các thiết bị điện tử.

Bản chất: Vẫn giữ nguyên bản chất của marketing truyền thống là thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng.

 

Đối tượng của E - Marketing:

So với Marketing truyền thống tác động lên chủ thể là con người thì E-Marketing ngoài tác động đến con người còn tác động lên đối tượng là robots của các SearchEngine (cổ máy tìm kiếm) như Google, Yahoo, Alta Vista…

Các tổ chức có liên quan đến hoạt động E-Marketing của công ty

Phòng công nghệ thông tin: Chịu trách nhiệm cập nhật các dòng sản phẩm mới của công ty lên website của công ty, các forum, blog và hệ thống mạng Internet nội bộ.

Phòng kinh doanh: Khai thác nguồn khách hàng tiềm năng từ hệ thống mạng, nhận những phản hồi và các hóa đơn đặt hàng từ khách hàng qua email, website và các công cụ hổ trợ khác.

Kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm chi phối về tài chính cho các hoạt động marketing của chương trình.

Bán hàng và dịch vụ: Kết hợp với phòng kinh doanh để thực hiện việc đặt hóa đơn đặt hàng và quan hệ khách hàng.

Mục tiêu và vai trò của E-Marketing:

- Quảng bá các dòng sản phẩm của công ty một cách kịp thời, nhanh nhất. Thể hiện những thông điệp của công ty đến từng khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

- Nhiều người biết đến công ty cũng như sản phẩm của công ty.

- Mang đến nhiều đối tượng khách hàng mới và nhận được phản hồi sớm nhất từ phía khách hàng qua email, diễn đàn.

Tiến trình xây dựng chiến lược E-Marketing:

Cơ sở để xây dựng E-Marketing:

Số lượng người dùng Internet tăng lên:

Trong một báo cáo về sự chấp nhận Internet vào năm 1997 có tên “The Internet Report” cho thấy Internet chỉ mất 5 năm để thu hút 50 triệu độc giả Mỹ trong khi truyền thông phải mất 38 năm ,truyền hình cáp là 10 năm. Internet chính là phương tiện truyền thông phát triển nhanh nhất trong lịch sử. Số lượng người sử dụng Internet tăng lên với tốc độ rất nhanh đã tạo ra một cộng đồng đông đảo các khách hàng tiềm năng trên mạng mà không một công ty nào muốn bỏ qua. Ngày nay máy tính cá nhân có mặt tại 60 % số hộ gia đình của Mỹ, tại Tây Âu và Châu Á_ Thái Bình Dương lần lượt là 49% và 38%. Nếu như tính đến giữa năm 1998, số người sử dụng Internet là 137 triệu người thì đến năm 1999 con số này đã tăng lên 280 triệu người và năm 2001 là 375 triệu người. Do tốc độ tăng lên nhanh như vậy nên hiện nay không thể đưa ra con số chính xác số người truy cập vào mạng Internet. Người ta ước tính hiện nay, trên thế giới có xấp xỉ 520 triệu người truy cập trực tuyến trong đó có 1/3 là người Mỹ và Canada. Hơn 80% dân số thế giới ngày nay truy cập vào mạng tại nơi làm việc hoặc nhà riêng. Lịch sử đã cho thấy số lượng người sử dụng tăng 200% mỗi năm.

Việc sử dụng Internet đang ngày càng tăng lên:

Ngày càng có nhiều người xem truyền hình chuyển sang sử dụng thời gian rảnh rổi của mình bên chiếc máy vi tính để truy cập vào mạng thay vì ngồi bên chiếc tivi như trước kia. Một nghiên cứu thực hiện vào mùa thu năm 1996 đã chỉ ra rằng ¾ số người sử dụng máy tính cá nhân sẵn sàng bỏ tivi để dành nhiều thời gian cho máy vi tính của mình. Công ty tư vấn Forrester Research đã thăm dò ý kiến của 17000 người ở Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Điển và Pháp thì 80% số người rất quan tâm và thích thú trước sự tiến triển của kỹ nghệ truyền thông . Theo kết quả của một cuộc tham dò do Lois Harris tiến hành trên tờ Tuần báo kinh doanh ( Business Week) của Mỹ năm 1998, thì 48% người sử dụng Internet dành ít thời gian hơn cho việc xem tivi,  26% dành ít thời gian hơn cho việc đọc sách báo. Thời gian người ta dành cho Internet cũng tăng lên nhanh chóng. Chẳng hạn như ở Mỹ là nước có tỷ lệ sử dụng Internet nhiều nhất thế giới, năm 1998 trung bình một người sử dụng Internet 5,4 giờ/ tuần, 23% trong số đó sử dụng hơn 11 giờ/tuần và 83% số này truy cập mạng hàng ngày. Ngày nay, số thời gian mà người ta dùng cho Internet tăng lên gấp đôi. Năm 2000 là 9,4 giờ/ tuần và năm 2001 là 9,8 giờ/ tuần.

Việc sử dụng Internet đã thu hút một số lượng người lớn hơn bất cứ hoạt động nào liên quan tới máy vi tính. Trong khi các trò chơi thu hút hầu hết những người trẻ tuổi hơn và những phần mềm hữu ích thu hút phần lớn giới lớn tuổi hơn thì Internet thu hút hầu hết mọi lứa tuổi . Sở dĩ như vậy vì Internet có thể đem lại cho họ rất nhiều tiện ích mà các phương tiện truyền thông khác không làm được. Người ta sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, nghiên cứu tài liệu, mở thư điện tử, mua cổ phiếu , đầu tư, tìm việc làm, lập ra các cửa hàng trên trang web, tham gia đấu thầu, mua tặng phẩm và vé máy bay đi nghỉ mát hay du lịch. Internet hiện là phương tiện rất hữu hiệu trong quan hệ đối tác. Internet cũng chính là nguồn thông tin lớn nhất trên hành tinh hiện nay. Báo chí ra hàng ngày, dự báo thời tiết, bảng báo giá hàng hóa mới nhất cũng như những hồ sơ về các trường đại học đều có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng sau một cái click chuột. Theo một cuộc điều tra mới đây có khoảng 80% số người kết nối Internet là để tìm thông tin. Trong khi thương mại điện tử phát triển thì Internet là một trong số ít địa chỉ mà không cần nhiều tiền mà có thể vào giải trí. Tốc đọ các bộ vi sử lý ngày càng cao cho phép bạn hạn chế sai sót của những trò chơi trên mạng. Thậm chí, trên mạng Internet người ta tìm thông tin về khí tượng hay bất kỳ một thông tin nào khác , cũng có vẻ là thích thú hơn là đọc báo, nghe đài, xem truyền hình vì trong khi truy cập mỗi người đều có cảm giác một sự bình đẳng mênh mông và những vấn đề tìm hiểu mới lại xuất hiện rất mới mẻ và hấp dẫn. Hãng Greenfield Online đã thăm dò ý kiến của 4350 người Mỹ từng truy cập Internet, 70% trong số họ nói rằng họ truy cập vài lần trong tuần, ¼  số người tham gia truy cập tới lúc ngủ, ½ nói rằng họ ít xem vo tuyến hơn, 19% số người đánh giá truy cập Internet tốt hơn xem truyền hình. Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống riêng tư của con người. Người ta sử dụng Internet để liên lạc với người thân, đưa thông tin cá nhân lên mạng để tìm việc hay những người có cùng sở thích cá nhân. Việc truyền thông tin này rẻ hơn rất nhiều so với gọi điện thoại và việc trao đổi thư điện tử cũng dễ dàng như việc đánh máy một bức thư, trong khi ngay có thể nhận được thư trả lời.

Sự tăng lên của việc sử dụng Internet sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho quảng cáo trên mạng có thể tiếp cận với khách hàng và cũng là điều khiến các nhà quảng cáo phải cân nhắc dành một khoản ngân sách của mình cho quảng cáo trên mạng bên cạnh các chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Sự phát triển của thương mại điện tử đặc biệt là các hoạt động kinh doanh trên mạng:

Sở dĩ trước đây các nhà quảng cáo thờ ơ với quảng cáo trên mạng là vì họ chưa quen với hình thức quảng cáo mới và vì nó thiếu những tiêu chuẩn về khả năng ước lượng và tính toán. Sự phát triển các tiêu chuẩn của các mục, kích thước, và việc nghiên cứu quảng cáo trên mạng đã tạo điều kiện xóa tan những e ngai của những nhà làm quảng cáo. Vào năm 1996, một tổ thương mại công nghiệp _ Phòng quảng cáo trên mạng ( IAB_ Internet Advertising Bereau) được các nhà sản xuất trên mạng thành lập nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp quảng cáo trên Internet. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của cơ quan này là đưa ra tiêu chuẩn cho các mục quảng cáo. Ngày nay khi lướt qua các trang web, các “biểu ngữ quảng cáo” thường được thiết kế theo một trong các kích cỡ biểu ngữ tiêu chuẩn do IAB đưa ra. Tiêu chuẩn này nhận được sự ủng hộ rất nhiều của các hãng quảng cáo vì họ sẽ không sáng tạo nhiều khi thiết kế các phiên bản của cùng một “ biểu ngữ quảng cáo” để chạy trên các địa chỉ khác nhau ( thường chỉ có vài pixel khác nhau) . IAB cũng đưa ra các tiêu chuẩn về kích thước và nghiên cứu các quảng cáo trong việc so sánh và đánh giá các chiến dịch quảng cáo hoạt động trên nhiều địa chỉ khác nhau.

Hãng khảo sát thị trường JupiterResearch (Mỹ) vừa công bố một tài liệu trong đó dự báo tiền chi vào tiếp thị online trong 3 năm tới sẽ tăng thêm khoảng 500 triệu USD, lên 15 tỷ USD, so với 13,8 tỷ USD của kênh thông tin truyền thống.

Tốc độ đầu tư vào quảng cáo trực tuyến - tức những thông điệp có trả tiền trên các website, dịch vụ trực tuyến và một số kênh tương tác khác như nhắn tin nhanh hoặc e-mail - dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2009, đạt 16,1 tỷ USD.

Mặc dù tạp chí sẽ bị Internet vượt qua về mặt thu nhập quảng cáo, điều đó không có nghĩa là một phần thu nhập của kênh thông tin giấy sẽ rơi vào tay các website. Theo nhà phân tích Nate Elliott của JupiterResearch, trong 5 năm tới, chi tiêu vào quảng cáo trên các tạp chí sẽ không dao động, chứ chưa nói là giảm. Các doanh nghiệp sẽ bổ sung kênh online vào ngân sách quảng cáo chứ không điều tiết lại nguồn tiền hiện có.

Một số nghiên cứu cho thấy số giờ trung bình mỗi năm mà người tiêu dùng dành để đọc tạp chí và các ấn phẩm in khác đang có xu hướng giảm, song giới phân tích không cho rằng điều này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự gia tăng chậm về quảng cáo trên những phương tiện này. Họ nêu ra ví dụ lĩnh vực truyền hình nhiều năm qua đã mất khá nhiều khán giả nhưng thu nhập về quảng cáo vẫn tăng đều.

Quảng cáo trực tuyến đang ngày một phổ biến bởi Internet đem lại cho các đơn vị tiếp thị những tính năng đặc biệt mà những kênh thông tin khác không có. Điều tra ở Mỹ cho thấy đại bộ phận người lướt web sử dụng Internet để tìm hiểu sản phẩm trước khi mua. Điều này tạo cho các nhà quảng cáo một cơ hội rất tốt để gây ấn tượng với các “thượng đế” trước khi họ quyết định mở hầu bao.

Ngoài ra, công nghệ trực tuyến còn đem lại cho các website khả năng theo dõi phản ứng của người tiêu dùng trên mạng, nhờ đó đề ra được những hành động thích hợp. Chẳng hạn, các công ty du lịch có thể gửi e-mail tiếp thị, khuyến mại tới những khách hàng từng ghé thăm một số trang liên quan đến lĩnh vực này. Bên cạnh đó, số lượng người sử dụng kết nối băng rộng ngày càng tăng cũng cho phép các doanh nghiệp làm ăn trên Internet triển khai thêm những mục quảng cáo tương tác, tận dụng cả âm thanh và hình ảnh để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Kế hoạch thực hiện chương trình E-Marketing:

•Xây dựng hình ảnh sản phẩm:      

Càng nhiều người biết đến công ty và dịch vụ cũng như sản phẩm chúng ta cung cấp thì chúng ta càng có cơ hội bán được hàng.

Để quảng bá sản phẩm của công ty chúng ta, chúng ta cần phải thu hút và hướng khách vào thăm sản phẩm của mình từ những nguồn thích hợp. Giải pháp đặt banner quảng cáo trên các trang web khác hay đưa tên sản phẩm của mình vào các công cụ tìm kiếm ưa chuộng như Google, Lycos, Yahoo! Hay Vinaseek của Việt Nam. Vì thế giới trực tuyến là một chuỗi những cộng đồng liên kết chặt chẽ với nhau.

Một điều không kém phần quan trọng là phải quảng cáo và thu hút PR vào trang web của chúng ta. Quảng cáo có thể tốn kém, nhưng rất hiệu quả và bạn có thể kiểm soát chặt chẽ thông điệp mà bạn muốn nhắn gửi. PR cũng rất hay nhưng bạn không kiểm soát thông điệp chặt bằng quảng cáo.

Chúng ta cũng cần liên hệ với phóng viên báo chí trong và ngoài lĩnh vực Internet mà có khả năng viết bài về ngành dệt may. Xây dựng một danh sách các mối quan hệ và gửi cho họ các thông tin thường xuyên, gửi email mời họ vào xem sản phẩm của mình. Và chúng ta cũng cần đưa ra một lý do cụ thể để họ vào trang Web khi trang web đó đã thực sự được cập nhật mới những nguồn thông tin đưa ra quảng cáo.

. Tương tác trực tiếp:

Ngoài việc xây dựng hình ảnh sản phẩm, nhiều chuyên gia tiếp thị muốn khuyến khích các hành động trực tiếp từ người truy cập. Kỹ thuật tương tác trực tiếp được sử dụng để khuyến khích người tiêu dùng đặt hàng, yêu cầu thêm thông tin, nhận điện thoại...Tiếp thị trực tiếp cũng cho phép việc theo dõi và kiểm tra các thông điệp bán hàng và khả năng bán hàng ngay một cách hiệu quả.

. Truyền đạt thông tin:

 Chúng ta đã biết về tầm quan trọng của việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình cho khách hàng tiềm năng. Nhưng trên mạng Internet, chúng ta cũng cần  phải cung cấp thêm thông tin. Để thành công trên Internet, chúng ta tận dụng khoảng không gian để cung cấp thông tin và dịch vụ nhiều hơn so với các kênh khác. Người truy cập chỉ quay trở lại sản phẩm của chúng ta khi họ được lợi gì đó.

Giới thiệu hàng hoá của mình càng chi tiết càng tốt. Khi mọi người hiểu rõ sản phẩm hay dịch vụ của mình thì họ càng có xu hướng mua của mình nhiều hơn. Nếu sản phẩm và dịch vụ của mình càng phức tạp hay trừu tượng, thì chúng ta nên tìm cách sáng tạo để cho người tiêu dùng “nếm thử” mặt hàng. Làm theo phong cách độc đáo và vui nhộn để họ nhớ lâu.

Trong tiếp thị cổ điển thì việc thử sản phẩm thường quan trọng đối với việc phát triển bán hàng lâu dài. Vì Internet có thể chuyển tải hình ảnh, âm thanh, chuyển động và tương tác với người sử dụng nên nó là kênh thông tin rẻ và hiệu quả để chào hàng.

• Thông tin phản hồi:

Nghiên cứu thị trường trên Internet không chỉ rẻ mà còn giúp công việc kinh doanh của chúng ta rất nhiều đặt biệt là phát triển thị trường, điều chỉnh sàn phẩm, hoàn thiện dịch vụ khách hàng và sớm phát hiện ra các xu hướng và nhu cầu tiêu dùng mới.

Sử dụng sản phẩm của chúng ta để tìm các thông tin phản hồi. Chúng ta có thể xem khách hàng thích gì, ghét gì và thu thập các ý kiến đóng góp để hoàn thiện sản phẩm hay dịch vụ của mình. Những cuộc nghiên cứu thị trường bình thường nếu tiến hành theo các truyền thống thường mất hàng ngàn đô và hàng tuần mới có kết quả. Ngoài ra, chúng ta  cũng có thể sử dụng hàng trăm cơ sở sữ liệu trên mạng để tăng hiểu biết của mình về phân khúc thị trường mới hay sản phẩm mới.

• Tầm quan trọng của nội dung:

Nội dung là yếu tố quyết định thành công trên Internet. Để thu hút mọi người vào xem sản phẩm của mình, chúng ta  phải có thông tin gì đó, thích hợp được đưa ra vào đúng thời điểm và đúng cách. Hình thức chỉ là yếu tố phụ trợ.

Chúng ta cần  phải cân nhắc xem người truy cập muốn biết thông tin gì về công ty mình. Có thể  là họ không quan tâm đến lịch sử công ty cách đây mấy chục năm, mà họ muốn biết những xu hướng mới trong ngành dệt may, các bí quyết hữu ích, các hướng dẫn liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của mình hay xem những nguồn thông tin thực tiễn khác.

Rõ ràng là chúng ta  phải biết hướng nội dung của thông tin này có lợi cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Phải khéo léo làm việc này để cho thông tin này tự nhiên. Làm cho nội dung có ý nghĩa, thực tế và có ích cho đối tượng truy cập và họ sẽ quay trở lại sản phẩm của mình nhiều lần nữa. Họ có thể thậm chí biết ơn chúng ta nữa.

Vì vậy việc bố trí nhân viên thường xuyên cập nhật các thông tin, nội dung mới của công ty lên website, các forum cũng như blog là thực sự cần thiết. Khi chúng ta  đã đưa ra người chịu trách nhiệm về nội dung, thì họ có thể nhờ những người khác trong các bộ phận liên quan giúp họ viết ra nội dung cụ thể. Nhưng phải có một người chịu trách nhiệm sau cùng. Cuối cùng là chúng ta phải cân nhắc xem sản phẩm của mình nên cập nhật theo thời gian như thế nào – hàng ngày, hàng tuần, hay hàng tháng.

Riêng tại Việt Nam, E-marketing cũng đang trở thành một trào lưu tất yếu. Tuy hiện nay rất nhiều công ty đã sử dụng hình thức này để quảng bá sản phẩm của mình, xong vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Đối với người dân Việt Nam thì việc mua bán qua mạng đang là một cái gì đó xa xỉ phẩm. Một bài toán rất đỗi đơn giản, thường thì các sản phẩm rao bán qua mạng để mua bạn cần phải có thẻ tín dụng.

E-Marketing tại Việt Nam hiện nay:

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa cao, thiếu vốn, ngành ngân hàng kém phát triển, hệ thống pháp luật chưa đủ, lượng người dùng Internet còn thấp - đó là những nguyên do chính khiến e-marketing vẫn còn đang trong giai đoạn khởi đầu tại Việt Nam. Mặt khác, phần lớn người tiêu dùng Việt Nam chưa có điều kiện tiếp cận thông tin và công nghệ mới.Thu nhập bình quân đầu người còn thấp nên sức mua chưa cao.

Theo ông Đoàn Duy Khương - Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện nay đã có 80 - 90% DN xây dựng trang web cho riêng mình, nhằm giới thiệu các thông tin, sản phẩm. Tuy nhiên, đa số các trang web này vẫn còn rất đơn điệu, sơ sài, thậm chí cả năm vẫn không có gì thay đổị Đã có nhiều lần VCCI gửi thư mời (bằng email) cho các DN đến tham dự các lớp tập huấn nhưng không thấy họ đến. Gọi điện thoại thì mới biết họ không mở email. Theo VCCI thì có 16% DN xây dựng dự án phát triển thương mại điện tử, 80% DN sử dụng internet, trong đó 54% DN có xây dựng trang web, còn lại chủ yếu dùng email và 20 - 50% DN không có cán bộ chuyên phụ trách về công nghệ thông tin. Từ thông tin trên, chúng ta thấy các DN Việt Nam đang bỏ quên một nguồn quảng cáo trực tuyến vô cùng to lớn - ông Khương nhận xét.

Thế nhưng, các địa chỉ thu hút quảng cáo trực tuyến của các đơn vị, DN Việt Nam chưa nhiều, chủ yếu tập trung ở mấy tờ báo điện tử lớn như Vietnamnet, Vnexpress, Tuổi trẻ điện tử… Theo AC Nielsen, tổng doanh thu từ quảng cáo của Việt Nam trong năm 2006 đạt khoảng tên 6.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu của quảng cáo trực tuyến chỉ chiếm 1,2%/tổng số doanh thu của toàn ngành. Các công ty tham gia quảng cáo trực tuyến chủ yếu và các công ty đa quốc gia và các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước như Ford, Toyota, Nokia, Sam Sung, LG… hoặc các công ty viễn thông trong nước như Tổng công ty viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty cổ phần viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty cổ phần viễn thông Sài Gòn (S-Fone)… Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thị trường, thì các hình ảnh quảng cáo trực tuyến vẫn còn rất nghèo nàn, chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế sẵn có từ dịch vụ, chủ yếu vẫn là giới thiệu các logo của DN. Tuy nhiên, doanh thu từ quảng cáo trực tuyến của Vietnamnet và Vnexpress trong mấy năm gần đây luôn tăng trưởng theo cấp số nhân. Cụ thể, mạng điện tử  Vnexpress năm 2004 thu về từ quảng cáo trực tuyến trên 11,1 tỷ đồng, năm 2005, thu về 20,25 tỷ đồng, năm 2006, thu về 31,7 tỷ đồng; mạng Vietnamnet năm 2004 thu về 3,8 tỷ đồng, năm 2005 thu về 4,35 tỷ đồng, năm 2006 thu về 4,6 tỷ đồng (không kể các chuyên trang và phụ trương).

Tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng máy tính sử dụng cũng như số người truy nhập Internet tăng lên đáng kể, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp có website riêng để quảng bá cho đơn vị, sản phẩm, dịch vụ của mình. E-marketing đang từng bước được khai thác, áp dụng trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

 

Tài liu tham kho:

[1]. Quảng cáo ở Việt Nam – Phi Vân – NXB Trẻ - Tháng 8 năm 2007.

[2]. Thị hiếu và quảng cáo – TS Bùi Văn Danh – NXB Văn hóa Sài Gòn – Tháng 4 năm 2007.

[3]. The Search - Công cụ tìm kiếm – John Battelle – NXB Tri Thức – Quý I năm 2008.

[4]. www.interbrandmedia.com