0236.3650403 (128)

LÝ THUYẾT VÒNG ĐỜI CỦA SẢN PHẨM & LÝ THUYẾT NỘI BỘ HÓA


Lý thuyết vòng đời của sản phẩm (Product Life Cycle Theories)

Lý thuyết này được Hirsch đưa ra trước tiên năm 1965 và sau đó được Vernon phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966. Lý thuyết này lý giải cả đầu tư quốc tế lẫn thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản phẩm. Lý thuyết này cho thấy vai trò của các phát minh, sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích quá trình quốc tế hoá sản xuất theo các giai đoạn nối tiếp nhau. Ưu điểm của lý thuyết này là đưa vào được nhiều yếu tố cho phép lý giải sự thay đổi theo ngành hoặc việc dịch chuyển dần các hoạt động công nghiệp của các nước tiên phong về công nghệ, trước tiên là đến các nước "bắt chước sớm" sau đó đến các nước "bắt chước muộn".

Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại nước phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác. Nhưng khi sản phẩm mới đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản phẩm bắt đầu được sản xuất ở các nước khác. Kết quả rất có thể là sản phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu trở lại nước phát minh ra nó.

Lý thuyết nội bộ hoá (Internalization Theory)

Lý thuyết nội bộ hoá do Buckley vàCassonđưa ra năm 1976, lý thuyết này dựa trênlýthuyếtcông tycủa Coase(1937). Theo lý thuyết này, giao dịch bên trong công ty (Internal Transaction-IT) tốt hơn giao dịch bên ngoài công ty (Market Transaction-MT). IT tốt hơn MT khi thị trường không hoàn hảo: không hoàn hảo tự nhiên (khoảng cách giữa các quốc gia làm tăng chi phí vận tải), không hoàn hảo mang tính cơ cấu (rào cản thương mại như các tiêu chuẩn về sản phẩm, về môi trường; các yêu cầu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ). Khi thị trường không hoàn hảo như vậy, công ty phải tự tạo ra thị trường bằng cách tạo ra Internal Market, sử dụng tài sản trong nội bộ công ty mẹ – con, con – con. Lợi ích của việc nội bộ hoá là tránh được độ trễ về thời gian, việc mặc cả khi mua bán và tình trạng thiếu thốn người mua. Nội bộ hoá phải có những lợi ích lớn hơn chi phí phát sinh khi thành lập mạng lưới công ty mẹ – con thì mới được sử dụng. Tuy nhiên lý thuyết này không giải thích lợi ích của nội bộ hoá là gì (là lợi thế độc quyền), nó rất chung chung, không đưa ra được các bằng chứng cụ thể và rất khó kiểm chứng.

Lý thuyết Eclectic Paradigm (OLI)

Đây là một mô hình được xây dựng khá công phu của Dunning (1977, 1979, 1981, 1988, 1996, 1998, 2000, 2001). Mô hình này đã tổng hợp các yếu tố chính của nhiều công trình nghiên cứu trước đó nhằm lý giải về FDI. Theo Dunning, một công ty tiến hành đầu tư nước ngoài khi có các lợi thế OLI - bao gồm Ownership Advantage (lợi thế sở hữu), Location Advantage (lợi thế về vị trí), và Internalization Incentives (lợi thế nội bộ hóa). Cụ thể, Dunning cho rằng các công ty có lợi thế sởhữu(O), (như được thảo luận bởiHymer) về các yếu tố cạnh tranh trong quá trình sản xuất so với các đối thủnước ngoài, chẳng hạn như bằng sáng chế,công nghệmới, thương hiệu hoặc khả năng quản lý nên duy trìlợi thế cholợi ích riêng của họthay vì bán hoặc cấp giấy phép sử dụng lợithếđó cho các công tykhác. Những công ty có lợi thếnội bộ hóa(I) (như được thảo luận bởiBuckleyvàCasson) nếu ký kết hợp đồngvới các công tyởthị trườngnước ngoàilà một lựa chọnnguy hiểm. Nó có thểdẫn đếntiết lộlợi thếsở hữucụthểcho các công tyởthị trường nước ngoài,vàdođócác công tyliên doanh hiện tại có thểlàđối thủ cạnh tranhtiềm năng trong tương lai. Bổ sunglợi thế về quyền sở hữuvàlợi thếnội bộ hóa,Dunning đưa thêm vào mô hình lợithếvềvị trí cụ thể(L). Lợithếvị trí cụ thểhàm ýrằng các công tycần phảithu được lợi íchtừviệc đầu tư tại một vịtrí ở nước ngoài, nếu không họsẽ khôngcần phải thực hiệnđầu tư ra nước ngoài. 

LÊ HOÀNG THIÊN TÂN