0236.3650403 (128)

MẠNG GIÁ TRỊ VÀ SUY RA CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH CHO NỀN KINH TẾ TRI THỨC (phần 1)


Các trang web hay các mạng doanh nghiệp và các tổ chức hoạt động như một hệ thống thích ứng phức tạp. Hơn thế, nhiều kỹ thuật mô hình kinh doanh thất bại để hợp nhất hệ thống tư tưởng hay chỉ dẫn vai trò của kiến thức và hàng hóa vô hình trong việc tạo ra giá trị. Những hàng hóa vô hình như kiến thức đống 3 vai trò quan trọng trong kinh doanh: như tài sản, như tiền tệ, và như sự chuyển giao. Việc sắp xếp các công ty như mạng giá trị có thể cho thấy cả các hoạt động tạo ra giá trị hữu hình và vô hình. Mạng giá trị là những mạng lưới phức tạp của các mối quan hệ mà tạo ra giá trị hữu hình và vô hình thông qua sự trao đổi động phức tạp giữa 2 hay nhiều cá nhân, nhóm hoặc các tổ chức. một kỹ thuật đơn giãn để mô hình và phân tích mạng giá trị được thể hiện bởi các ví dụ. những ví dụ này chứng minh rằng mạng giá trị thành công hoạt động trong hệ thống các nguyên tắc và đúng nguyên tắc của sự chính trực và tin tưởng cao.

1.    Giới thiệu

Câu hỏi kinh doanh chính trong nền kinh tế tri thức là “giá trị được tạo như thế nào?”. Câu hỏi đó được hỏi từ lâu theo những cách mà được chia thành 2 giả định chính về kinh doanh: giả định đầu tiên là giá trị đó là kinh tế và vì vậy được hiểu tốt nhất bằng cách sử dụng các phương pháp đo lường. Giả định thứ hai là  những mô hình kinh doanh đó là chuổi giá trị cần thiết. cả hai quan điểm này  được xuất phát từ mô hình dây chuyền sản xuất thời đại công nghiệp, được mở rộng để giải thích toàn bộ sự tạo ra giá trị trong một doanh nghiệp. chuổi giá trị như mô hình cốt lỏi đã đạt được sự chấp nhận phổ biến trong những năm 80, khi phương pháp lập mô hình quá trình kinh doanh lan rộng thông qua sự di chuyển chất lượng toàn bộ, mà làm nổi bật các qui trình kinh doanh (RummIerandBrache,1991). Mô hình chuổi giá trị ít hữu dụng cho công ty phi lợi nhuận vì các công ty và tổ chức phi lợi nhuận  như y tế cá nguồn lực về quỹ khác so với các công ty lợi nhuận. trong khi kỹ thuật quá trình kinh doanh được chấp nhận một cách rộng rãi trong lĩnh vực công cộng, như một mô hình kinh doanh, chuổi giá trị là không thành công.

Chương này khám phá cả giao dịch kinh doanh vô hình như tri thức lẫn hữu hình để xác định các tổ chức. đây là khám phá quan trọng đầu tiên trong lĩnh vực vô hình và những giới hạn của các kỹ thuật lập mô hình kinh doanh thường dùng của chúng tôi để thể hiện ảnh hưởng tạo ra giá trị của chúng. Xem xét doanh nghiệp như một mạng giá trị mang lại hiểu biết về mô hình kinh doanh “đúng nghĩa” hơn nhiều so với cách nghĩ về chuổi giá trị truyền thống. Một mạng giá trị là một mạng lưới phức tạp các mối quan hệ mà tạo ra giá trị hữu hình và vô hình thông qua những trao đổi động phức tạp giữa hai hay nhiều cá nhân, nhóm hoặc tổ chức. chương này thể hiện , với các ví dụ đơn giãn, kỹ thuật lập mô hình kinh doanh để vẽ sơ đồ mạng giá trị và đề nghị 3 cách phân tích chính mà cho thấy những sự kết nối trực tiếp giữa các hoạt động tri thức và thực hiện bảng đánh giá. Những kiểu tạo ra giá trị được đưa ra bởi phân tích mạng giá trị để chỉ ra những nguyên tắc ngầm mới mà phân chia các mối quan hệ doanh nghiệp và quyết định sự thành công

1.1  Hàng hóa vô hình

Mặc dù các tuyên bố rằng “con người tạo nên tài sản lớn nhất của chúng tôi” và nhận thức giá trị của mối quan hệ khách hàng và nhà cung cấp, thành công vẫn được xác định bởi các đo lường về tài chính. Giả định rằng chỉ có tính toán hợp lý cho giá trị là về tài chính.

Con người không phải là tài sản trên bảng cân đối kế toán , họ là những khoản nợ. tuy nhiên, giả định của chúng tôi về giá trị là thách thức nghiêm trọng trong những năm gần đây bởi con người tán thành tiêu chuẩn đo lường hiệu suất phi tài chính.Viện Brooking định nghĩa hàng hóa vô hình như những yếu tố phi vật chất đóng góp hoặc được sử dụng vào việc sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ  hoặc được mong đợi tạo ra những lợi ích sản xuất tương lai cho các cá nhân hay các công ty kiểm soát việc sự dụng chúng, (BlairandWallman, 2001). Các ví dụ về tài sản vô hình là năng lực và kiến thức của các nhân viên, hệ thống và quá trình mà có khả năng công việc được hoàn thành, và các mối quan hệ kinh doanh với khách hàng và nhà cung cấp. việc quan tâm vào những điều vô hình đã được tạo ra bởi những khoảng trống tăng dần giữa giá trị trên sổ sách và giá trị thị trường. Khoảng cách này trước đây được xem như “sự tín nhiệm”. tuy nhiên, khi vốn hóa thị trường hoạt động đến hàng chục triệu hoặc thậm chí hàng tỷ đô la, nó đề nghị rằng có nhiều tài sản vô hình cần được quản lý một cách thận trọng. đưa ra một thuật ngữ hơi mơ hồ và khó hiểu, “sự tín nhiệm” để lộ ra rằng hình ảnh thương hiệu được hỗ trợ bởi một sáng kiến, kỹ năng quản lý, và chất lượng dựa trên khách hàng và nhà cung cấp của công ty.

Tại cấp độ của doanh nghiệp, một số bảng đánh giá vô hình được đề nghị rằng mở rộng tiêu chuẩn đo lường sự thực hiện của tổ chức chỉ tùy thuộc vào tài chính.

Những tiêu chuẩn này bao gồm bảng đánh giá quyết toán (Norton  and  Kaplan,1996), vốn tri thức (Brooking,1996;Stewart,1997;Edison andMalone,1997;Roost,Roost, EdisonandDragonets,1998), và tài sản vô hình(SeabeeandRiesling,1986; Seabee,1997;Lev2001).Nhiều người xem yếu tố vô hình như những chỉ số dùng để báo trước sự thay đổi về kinh tế. việc đo lường hiệu suất tài chính chỉ nói lên hiện tại và quá khứ. Bảng đánh giá vô hình giúp công ty quyết định tiến trình của nó hướng về khả năng tương lai. Tại cấp độ vĩ mô, những yếu tố khác chỉ ra rằngviệc tính toán sự giàu có chỉ trong những thuật ngữ kinh tế mà không có điều gì dẫn đường đến tài sản quốc gia như hệ thống giáo dục, chất lượng cuộc sống, mức độ an ninh quốc gia, hoặc sức khỏe của một hệ sinh thái (Hendersen,1988,1996).

Một trong những yếu tố vô hình chính trong các tổ chức là tri thức. khi nền kinh tế mở ra các sản phẩm và dịch vụ dựa trên tri thức, khả năng thông tin, các công ty đang nhận thức rằng chúng ta cần suy nghĩ về các tổ chức của chúng ta một cách khác nhau. Yếu tố quyết định phổ biến trong nhiều quan điểm mới, như quản lý quan hệ khách hàng và kinh doanh điện tử, là tri thức. hiện nay các công ty đang chứng minh rằng việc chú ý làm thế nào chúng ta tạo ra, chia sẽ và áp dụng tri thức có thể thu về những lợi ích kinh doanh lớn. đồng đô la thực sự của Chevron thu về từ sự tiếp cận mạng tri thức của họ đã vượt qua con số hàng tỷ đô la. Các công ty khác như Ford, Xerox,TheWorldBank,andBritishPetroleum đã báo cáo không chỉ tiết kiệm tiền mà còn đạt được hiệu quả, năng suất và nhanh chóng đáp ứng yêu cầu khách hàng. Tuy nhiên, nhiều trong số những nỗ lực nà, như năng lực hiện tại họ có, vẫn loé lên sự chú ý vào những phương pháp mà được phát triển trong mô hình kinh doanh thời đại công nghiệp. nếu chúng ta nắm lấy nó như thời đại tri thức đã cho, các doanh nghiệp là khác nhau, tại sao chúng ta vẫn chỉ đo lường những thuật ngữ lợi nhuận tài chính, ROI và hiệu quả? Khi nào nó đến tri thức,  những điều này là “lợi nhuận nhỏ” cho những nổ lực của chúng ta. “Lợi nhuận lớn” thực sự đối với tri thức là việc xây dựng tài sản vô hình cần thiết cho tương lai.

Để hiểu các mô hình kinh tế và kinh doanh trong nền kinh tế tri thức, điều cần thiết là đánh giá đúng 3 đóng góp quan trọng của các yếu tố vô hình. Những điều này được ghi nhớ trong bảng 1.

1.1.1    Sự chuyển giao hữu hình là hàng hóa, dịch vụ và doanh thu

Những trao đổi hữu hình liên quan đến hàng hóa, dịch vụ hoặc doanh thu, bao gồm tất cả những giao dịch có liên quan, nhưng không giới hạn, hợp đồng và hóa đơn, biên nhận trả về của đơn đặt hàng, yêu cầu cho những lời đề nghị, xác nhận hoặc thanh toán. Những sản phẩm hoặc dịch vụ tri thức mà tạo ra doanh thu hoặc được mong đợi như một phần của dịch vụ (như những báo cáo hoặc sản phẩm khuyến mãi được đóng gói kèm theo một sản phẩm khác) là một phần của dòng giá trị hữu hình của hàng hóa, dịch vụ và doanh thu.

Bảng 1: 3 đóng góp của yếu tố vô hình.

Yếu tố vô hình là tài sản. Trong cách suy nghĩ mới nổi lên từ vốn tri thức và giải thích dòng cuối cùng theo kiểu đi của ngựa, chúng ta đã đến để hiểu rằng yếu tố vô hình là tài sản mà chúng ta có thể quản lý và đo lường bảng đánh giá phi tài chính đang dùng. Yếu tố vô hình, giống như tài sản khác, được tăng trưởng và được tác động thông qua các hoạt động cân nhắc. vì thực tế quản lý tri thức giúp xây dựng những tài sản vô hình, nhiều người dẫn đầu sang kiến tri thức cũng được khuyến khích tích cực trong việc phát triển các tiêu chuẩn đo lường và bảng đánh giá các yếu tố vô hình để xây dựng tình huống kinh doanh đối với việc quan lý tri thức.

Yếu tố vô hình là tiền tệ. Chúng tính như trung bình của các hoán đổi. những gì là định nghĩa cơ bản của tiền tệ. chúng tôi hoán đổi những yếu tố vô hình toàn bộ thời gian như một phần của cách chúng ta làm kinh doanh. Dĩ nhiên, chúng ta có thể trao đổi kiến thức để lấy tiền dưới hình thức sản phẩm hoặc dịch vụ. chúng ta cũng có thể trao đổi kiến thức để lấy kiến thức khác khi chúng ta ngang hàng với đối tác của chúng ta, tham gia vào hội nghị chuyên đề chuyên nghiệp hay chia sẽ ý kiến của giới chuyên gia . Ví dụ, một người có thể cung cấp kiến thức làm thế nào để làm sinh động các slide trình chiếu trong thương mại để huấn luyện trong việc thực hiện một Video. Chúng ta cũng có thể thương mại những lợi ích hoặc những đặc ân vô hình. Có lẽ sự độc quyền sẽ tài trợ cho một ai đó tiếp cận mạng kinh doanh hoặc xã hội của họ đổi lại những ảnh hưởng chính trị của họ trong việc ban hành các chính sách dưới luật.

Yếu tố vô hình có thể chuyển giao. Sự chuyển giao yếu tố hữu hình bao gồm bất kỳ thứ gì mà làm bằng hợp đồng hoặc được mong đợi bằng biên nhận, như một phần của việc giao một sản phẩm hoặc dịch vụ mà trực tiếp tạo ra doanh thu. Sự chuyển giao yếu tố hữu hình bao gồm kiến thức và những lợi ích mà có thể được đưa ra bởi một người hoặc một nhóm người cho một người khác. Yếu tố vô hình là tất cả những gì lớn và nhỏ, không được trả và không bằng hợp đồng. Những hoạt động mà làm cho công việc hoạt động một cách trôi chảy và giúp xây dựng các mối quan hệ.

1.1.2  Sự chuyển giao yếu tố hữu hình là hàng hóa, dịch vụ và doanh thu

 Sự trao đổi yếu tố hữu hình liên quan đến hàng hóa, dịch vụ và doanh thu, bao gồm tất cả các giao dịch có liên quan, nhưng không giới hạn, hợp đồng và hóa đơn, biên nhận trả lại của các đơn đặt hàng, yêu cầu đối với lời đề nghị, sự xác nhận hoặc thanh toán. Sản phẩm hoặc dịch vụ tri thức mà tạo ra doanh thu hoặc được mong đợi như một phần của dịch vụ (như báo cáo hoặc một sản  phẩm được đóng gói đính kèm để quảng cáo) là một phần của dòng giá trị hữu hình của hàng hóa, dịch vụ và doanh thu.

1.1.3  Sự chuyển giao yếu tố vô hình bao gồm tri thức và những lợi ích

Sự trao đổi kiến thức vô hình, như thông tin chiến lược, kiến thức về lập kế hoạch, kiến thức về qui trình, bí quyết công nghệ, thiết kế hợp tác, và phát triển chính sách, chảy quanh và hỗ trợ cho chuổi giá trị sản phẩm và dịch vụ cốt lõi, nhưng không được trả dưới hình thức hợp đồng.

Những lợi ích vô hình là những lợi thế hay những đặc ân mà có thể được đưa ra từ một người hoặc một nhóm người cho một người khác. Một ví dụ có thể đang cung cấp một sự truyền thông trực tuyến cho một nhóm người sử dụng trong việc trao đổi đối với các khách hàng trung thành và uy tín. Hoặc một tổ chức nghiên cứu có thể hỏi một người về thời gian tình nguyện và ý kiến chuyên gia về một dự án trong việc trao đổi một lợi ích vô hình của uy tín bằng sự sáp nhập. con người có thể và “mua bán những đặc ân” để xây dựng các mối quan hệ. những “sản phẩm” hoặc “sự phân phát” vô hình này có thể được trao đổi với những loại giá trị khác.

1.2Mô hình kinh doanh thực sự sẽ phát triển?

Nếu chúng ta muốn hiểu những hình thức kinh doanh đang tiến triển như thế nào, tất cả 3 đóng góp của yếu tố vô hình là quan trọng để xem xét những mô hình mới của việc tạo ra giá trị. Một sự hiểu biết đúng đắn về bất kỳ mô hình kinh doanh nào bao gồm một sự xem xét tài sản mà tận dụng cả bảng đánh giá tài chính và phi tài chính. Hơn nữa, một người có thể giải thích mô hình kinh doanh bằng những thuật ngữ của những yếu tố vô hình và hữu hình được sử dụng như thế nào  như sự hoán đổi tiền tệ để xây dựng giá trị. Điều quan trọng nhất đối với những thách thức quản lý năng động ngày qua ngày, con người cần hiểu làm thế nào để gia tăng giá trị thông qua việc phân phối tinh khôn của yếu tố vô hình như tri thức và những lợi ích.

Một trong những thách thức về sự hiểu biết các mô hình kinh doanh mới là thách thức mà những nhà điều hành và những nhà quản lý đã có một ít hoặc không huấn luyện hoặc kinh nghiệm trong việc thực hiện một cách có ý thức với mô hình kinh doanh. Nếu bạn gởi ngẫu nhiên một nhóm điều hành bất kỳ đến những góc phòng khác nhau để vẽ hoặc mô tả mô hình kinh doanh của tổ chức, bạn sẽ thấy một sự mô tả và các sơ đồ khác nhau mà bạn không biết họ đang mô tả một công ty hay không. Nếu một bức tranh chung nổi lên ở tất cả các bức tranh, đó hoặc là một sơ đồ qui trình của một vài loại hoặc một trong các sơ đồ đó được vẽ đẹp những không có thông tin mà đã trình diễn trong bài trình chiếu. Thỉnh thoảng, con người thậm chí đề xuất sơ đồ tổ chức như một mô hình kinh doanh. Nếu một người thực sự cố gắng sử dụng “những bản đồ” này để hiểu sâu về chức năng của doanh nghiệp hoặc quản lý các hoạt động của nó, đó là điều gần như không thể được.

Bức tranh thực sự của động lực kinh doanh duy nhất của một công ty là cần thiết để phát triển những chiến lược và những khả năng mới. Lúc này, chiến lược quân bình hoặc phần lập kế hoạch mang đến nhiều hơn không đáng kể danh sách được đánh dấu những mục tiêu, những mục đích và những bước hành động, thường dẫn đến những gì được xem như là sự phát hành ngay lập tức. Trong khi một biểu đồ có thể đưa ra mà hữu dụng như một phép ẩn dụ, nhưng không như một mô hình thực sự. Cũng là một sự thiếu xót đáng tiếc trong kỹ năng quản lý và điều hành là sự phơi bày nghiêm trọng những động lực suy nghĩ hoặc tổ chức hệ thống, thậm chí từ một quan điểm hành vi.

Có một sự dịch chuyển thông minh và mang tính xã hội lớn hơn hướng về sự suy nghĩ hệ thống, mà đang nổi lên từ cái nhìn về vật lý lượng từ, hệ thống tiêu chuẩn sống, các hệ sinh thái, những hệ thống thích ứng phức tạp, và những khoa học khác mà có thể chứng minh rất có giá trị trong một môi trường kinh doanh. Nhưng các công ty đang tạo ra hoặc đang cải tạo mô hình kinh doanh đã chậm sử dụng những cái nhìn mới về hệ thống động lực và những yếu tố vô hình. Vì vậy, ngay cả những người lãnh đạo bắt đầu hỏi những câu hỏi mới về giá trị, họ bị mắc kẹt với những dụng cụ kinh doanh cũ.

Điều sống còn để nhớ rằng những nguyên tắc nền tảng lãnh đạo doanh nghiệp thời đại tri thức là rất khác với cách chúng ta đã nghĩ trước đây về giá trị được tạo như thế nào và điều gì làm nên sự thành công của các tổ chức. Hiện nay, quá thông thường trong những nổ lực của chúng ta để chỉ ra cách nhìn thế giới rất mới này, chúng ta rút lui khỏi sự giống nhau về cơ học và những công cụ quản lý. Những phương pháp này phù hợp với những dây chuyền sản xuất hơn những trao đổi phức tạp của tri thức và yếu tố vô hình mà là quá nhiều trong một phần của việc làm thế nào chúng ta kinh doanh trong thời buổi hiện nay. Nếu chúng ta không thường xuyên chống lại những cách tư suy và giải quyết vấn đề cũ, chúng ta sẽ thất bại trong việc nhận ra tất cả những khả năng mà quan điểm tri thức có thể mang lại.

Nguyễn Thị Tuyên Ngôn - Khoa QTKD

Nguồn dịch: "ValueNetworks and Evolving Business Models for the Knowledge Economy" của VernaAllee - VernaAlleeAssociates,Martinez,CA,USA