0236.3650403 (128)

Mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và giá trị cổ đông


Mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu khác nhau, điều quan trọng là người quản lý doanh nghiệp xác định mục tiêu chính cho mình. Mục tiêu của một chủ cửa hàng có thể khác với mục tiêu của một công ty đại chúng.

Người chủ cửa hàng chịu trách nhiệm vô hạn đối với những tài sản của mình, và có thể anh ta cùng nhân viên chưa hoàn thành tốt công việc nhưng vẫn tự hài lòng và thực hiện công việc thường nhật của mình, dù có làm tốt hay không thì anh ta vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và quyết định hướng làm việc của mình. Ngược lại, đối với một người chủ doanh nghiệp của một công ty đại chúng lớn, hoạt động theo hình thức cổ phần, vậy thì anh ta không phải là người chủ duy nhất của doanh nghiệp. Công ty được sở hữu chủ yếu bới các cổ đông, những người đã mua cổ phiếu với mong muốn tích trữ khoản tiền và hi vọng có một khoản lợi nhuận tài chính trong tương lai. Người quản lý sẽ thay mặt các cổ đông điều hành công việc, và làm cho các cổ đông cảm thấy hài lòng. Chính vì vậy, mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp bây giờ được cụ thể hóa là  tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông.

Vậy, tối đa hóa giá trị cổ đông là mục tiêu chủ yếu cho các quyết định quản lý. Thông qua những hoạt động của mình, từ các quyết định thực hiện tạo thu nhập đến những dự báo rủi ro, nhà quản lý sẽ tối đa hóa giá cổ phiếu công ty. Từ đó mang lợi nhuận và quyền lợi cho các cổ đông của doanh nghiệp.

Về cơ bản, tài sản của cổ đông của một công ty thường là số lượng cổ phiếu hiện có nhân với giá thị trường  của mỗi cổ phiếu. Nếu bạn sở hữu 100 cổ phiếu của công ty và giá mỗi cổ phiếu là 50$, khi đó tài sản của bạn sẽ là 5000$. Của cải các cổ đông sẽ tạo nên giá trị của công ty. Ta thấy, số lượng cổ phần người quản lý có thể xác định được. Vì vậy, xác định giá trị của cổ đông thực chất là xác định giá cổ phiếu. Việc định giá cổ phiếu sẽ được trình bày cụ thể hơn ở những chương sau.

Mai Xuân Bình - Khoa QTKD