0236.3650403 (128)

MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC


Trần Thị Như Lâm

Luật pháp quy định doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ điều kiện thuận lợi cho những lao động khuyết tật. Tuy nhiên, luật pháp vẫn nhập nhằng trong việc liệu doanh nghiệp có cung cấp được những tiện nghi cho những lao động đó không? Trong những trường hợp mà luật pháp không thể hướng dẫn đầy đủ về cách thức để đưa ra những quyết định có đạo đức thì khi đó văn hóa doanh nghiệp có thể là yếu tố chi phối quyết định. Các doanh nghiệp có đạo đức phải tìm cách để khuyến khích, để phát triển và để công nhận những quyết định đạo đức.

Mỗi yếu tố trong quá trình ra quyết định đã giới thiệu trong các chương trước, bắt đầu từ việc thu thập dữ liệu đến bước sử dụng tư duy đạo đức để đưa ra quyết định, người lập quyết định đều bị chi phối của môi trường xã hội xung quanh, có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Văn hóa đạo đức là một nền văn hóa mà trong đó các lao động có quyền và được mong đợi là sẽ hành động có đạo đức trách nhiệm ngay cả khi luật pháp không quy định. Văn hóa công ty đặt ra các kỳ vọng và các chuẩn tắc, công ty dựa vào đó để đưa ra quyết định. Việc nuôi dưỡng thói quen, đức hạnh đạo đức chủ yếu được hình thành từ nền văn hóa nơi cá nhân sinh sống.

Khi chúng ta nói về việc đưa ra quyết định thì chúng ta rất dễ dàng nghĩ ngay đến một quy trình hợp lý, thận trọng và trong quy trình này người ta sẽ cân nhắc có chủ ý cũng như sẽ đánh giá mỗi lực chọn trước khi hành động. Truyền thống đạo đức đức hạnh nhắc nhở chúng ta rằng những quyết định và hành động của chúng ta thường ít có chủ tâm hơn. Chúng ta thường có xu hướng hành động theo thói quen và tính cách hơn là hành động sau khi đã suy nghĩ cẩn thận.

Chúng ta có thể lựa chọn, phát triển một số thói quen này mà không phải thói quen kia. Tuy nhiên, rõ ràng rằng thói quen của chúng ta được định hướng và hình thành qua giáo dục và đào tạo, nghĩa là qua văn hóa. Hình thức giáo dục này diễn ra trong môi trường xã hội, gia đình và tín ngưỡng đến toàn bộ xã hội và văn hóa