0236.3650403 (128)

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ


Cán cân thanh toán quốc tế  có thể rơi vào tình trạng bội chi hoặc bội chi. Tình trạng này không cố định theo thời gian mà luôn luôn thay đổi vị trí. Các yếu tố ảnh hưởng đến CCTTQT đó là: cán cân thương mại, lạm phát, thu nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái, sự ổn định chính trị của đất nước, khả năng trình độ quản lý kinh tế của chính phủ.

1. Cán cân mậu dịch: là yếu tố quan trọng quyết định đến vị trí của BOP mà cán cân thương mại lại phụ thuộc yếu tố tác động trực tiếp đến nó. Ví dụ như:

- Thương mại hữu hình: là một trong những hạng mục thường xuyên của BOP. Tùy theo trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, độ phong phú của tài nguyên thiên nhiên mà có một số quốc gia khác lại ở vào vị trí nhập siêu.

- Thương mại vô hình: chủ yếu là dịch vụ và du lịch. Có một số quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý, cảnh quan và khí hậu đã trở thành nơi thu hút khách du lịch của thế giới.

2. Lạm phát

Với điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một quốc gia cao hơn so với các nước khác có quan hệ mậu dịch, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa của

nước này trên thị trường quốc tế do đó làm cho khối lượng xuất khẩu giảm.

3. Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân

Nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng, mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng.

4. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái

Nếu tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với tiền của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm, nếu các yếu tố khác bằng nhau. Hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên đắt hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh. Kết quả là nhu cầu hàng hóa đó giảm

5. Sự ổn định chính trị của một đất nước, chính sách đối ngoại của quốc gia

        Sự ổn định chính trị của một đất nước là cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế. đây cũng là điều kiện tiên quyết để các quốc gia khác tăng cường quan hệ kinh tế. Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại trở thành điều kiện đủ cho mọi quan hệ kinh tế trực tiếp. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập, chính sách đối ngoại phù hợp sẽ là yếu tố mở đường cho mọi yếu tố khác phát triển.

6. Khả năng và trình độ quản lý kinh tế của chính phủ

Đây là yếu tố tạo sự phát triển bền vững và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Yếu tố này vừa mang tính thử nghiệm vừa đánh giá sự năng động trong điều hành nền kinh tế của chính phủ trong đó có quan hệ kinh tế đối ngoại cũng sẽ đạt được. Do đó, cán cân thanh toán quốc tế sẽ được cải thiện theo chiều thuận

                                                                                    ThS. Lê Phúc Minh Chuyên