0236.3650403 (128)

NHỮNG TỒN TẠI TRONG CHI XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI ĐÀ NẴNG


Đầu tư XDCB có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho xã hội, là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân mỗi quốc gia, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Những năm vừa qua, tình hình đầu tư Xây dựng cơ bản ở thành phố Đà Nẵng  được chú trọng và đã có những thành quả nhất định, góp phần đáng kể trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Cùng với quyết tâm xây dựng Đà Nẵng trở thành một TP đáng sống, một đô thị phát triển bền vững, Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng hạ tầng, giao thông đô thị hoàn thiện đáp ứng được sự phát triển của một đô thị khu vực miền Trung. Việc đầu tư này được Đà Nẵng thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) đã mang lại nhiều kết quả tốt. Qua 10 năm đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN, Đà Nẵng đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác này và tiếp tục khắc phục những vấn đề tồn tại để công tác đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện ngày càng có hiệu quả phục vụ tốt nhu cầu cho người dân.

Đà Nẵng từ một địa phương có cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, công trình hạ tầng xã hội không đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân. Hơn 10% số hộ gia đình sống trong các nhà tạm bợ, khu ổ chuột không có hệ thống cấp nước sạch, không có nhà vệ sinh, thiếu hấp dẫn các nhà đầu tư… Đến nay, đô thị Đà Nẵng được mở rộng về quy mô, chiều sâu chất lượng, ranh giới đô thị được mở rộng thêm hơn 3 lần so với thời gian cách đây 10 năm.Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được triển khai thực hiện tốt đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Nhiều cây cầu, tuyến đường, khu dân cư, nhà ở thu nhập thấp được hình thành từ nguồn vốn này, bước đầu góp phần vào việc hình thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và phát triển của Đà Nẵng.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, một số mặt tồn tại hạn chếsau đâycần phải được giải quyếtkịp thời và tìm ra những giải pháp để thực hiện ngày một tốt hơntrong giai đoạn tới. Tính từ năm 2002 đến nay, Đà Nẵng đã tiến hành 44 cuộc thanh tra tại 23 đơn vị với tổng số 106 công trình xây dựng bằng nguồn vốn NSNN. Trong 106 công trình, dự án được thanh tra, kiểm tra có 52 công trình có sai sót trong công tác lập, phê duyệt thiết kế dự toán, 20 công trình sai sót trong công tác đấu thầu, 31 công trình sai phạm trong công tác giám sát, quản lý chất lượng, 43 công trình sai phạm trong công tác quản lý khối lượng. Số tiền sai phạm được phát hiện là 10,6 tỷ đồng trong đó gây thất thoát 9,3 tỷ đồng. Cắt giảm các khoản chi sai định mức, đơn giá, tính thừa khối lượng trị giá gần 213 tỷ đồng.

- Một vấn đề tiêu cực được đặt ra trong xây dựng cơ bản đó là xuất phát từ khâu thiết kế lập dự toán, nhà thầu thi công dẫn đến thất thoát nguồn tiền đầu tư. Tổng kết 10 năm qua trong đầu tư xây dựng cơ bản đó là hồ sơ thiết kế, dự toán lập không đúng quy định, áp sai định mức, đơn giá xây dựng cơ bản, thiết kế thiếu các thông số kỹ thuật, tính sai, tính trùng lặp khối lượng dẫn đến việc xác định giá trị dự toán không chính xác. Một số dự án tổng mức đầu tư tăng gấp đôi như hạ tầng kỹ thuật khu dân cư số 2 Nguyễn Tri Phương tổng mức đầu tư tăng gấp 2 lần…Trong đó, bản vẽ thiết kế cơ sở vẫn còn thiếu sót chưa đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng hồ sơ thiết kế, dự toán còn nhiều hạn chế, thiếu chuẩn xác, nhiều trường hợp tính thừa khối lượng, sai định mức làm tăng chi phí đầu tư. Nguyên nhân do chủ đầu tư, cơ quan điều hành dự án chưa quan tâm, xem xét kỹ năng lực của đơn vị tư vấn. Lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết kế không đủ năng lực, nhiều đơn vị tư vấn chỉ lấy tư cách pháp nhân để ký hợp đồng rồi lại thuê đơn vị khác năng lực yếu để thực hiện. Dẫn đến tình trạng thiết kế còn nhiều sai sót trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh nhiều lần, kéo dài thời gian thi công, tăng chi phí và các vấn đề phát sinh khác.

- Công tác giám sát trong thi công còn sơ sài, thiếu trách nhiệm, nghiệm thu khối lượng không chặt chẽ. Tạo cho đơn vị thi công lập khống khối lượng thanh toán. Các giám sát viên, tư vấn giám sát không thường xuyên giám sát công trình, cùng lúc tham gia giám sát nhiều công trình dẫn đến việc bỏ mặc đơn vị thi công triển khai vì vậy công trình thi công không đảm bảo chất lượng.

- Trong công tác quản lý, huy động và phân bổ kế hoạch vốn, cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư chưa khai thác triệt để khả năng tiềm tàng của các nguồn vốn, cụ thể: vốn nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, vốn đầu tư của tư nhân và dân cư còn thấp so với tiềm năng, việc triển khai các phương thức đầu tư mới nhằm kêu gọi khu vực tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng như hợp tác công tư (PPP), BOT, BTO, BT… còn hạn chế; đồng thời cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù cho Đà Nẵng vẫn chưa có nhiều điểm khác biệt so với các tỉnh thành khác nên chưa tạo được nguồn lực cho đầu tư.

Th.S Phạm Thị Uyên Thi