0236.3650403 (128)

Phương pháp học hỏi


Có 3 phương pháp học hỏi chính sau: học hỏi có điều kiện, học hỏi nhận thức và lập luận.

Học hỏi phản xạ có điều kiện

Học hỏi có điều kiện dựa trên việc liên kết giữa một tác nhân ( thông tin) với một phản ứng ( hành vi hay tình cảm). Cụ thể thông qua việc tiếp xúc với một số tác nhân và có phản ứng tương thích, chúng ta biết được các tác nhân và phản ứng có liên kết với nhau hay không. Có hai dạng cơ bản của học hỏi có điều kiện: học hỏi phản xạ cổ điển và học hỏi phản xạ thao tác.

-     Học hỏi phản xạ có điều kiện cổ điển là tiến trình sử dụng mối quan hệ thiết lập giữa một tác nhân và phản ứng để tạo lập một phản ứng với nhiều tác nhân kích thích khác nhau.

-     Học hỏi phản xạ thao tác là cách học hỏi thông qua sử dụng kết quả để điều chỉnh hành vi. Khác với học hỏi phản xạ có điều kiện là phản ứng tạo ra nhờ kết quả hành động thực tế chứ không phải các điều kiện có trước.

vHọc hỏi nhận thức

Tiến trình học hỏi nhận thức bao gồm tất cả các hoạt động tinh thần của con người để giải quyết các vấn đề hay thích nghi với tình huống. Nó liên quan đến việc học hỏi những ý tưởng, khái niệm, thái độ và sự kiện góp phần vào khả năng lập luận và học hỏi về mối quan hệ mà không cần đến kinh nghiệm trực tiếp hay củng cố. Học hỏi nhận thức có thể đi từ việc thu thập những thông tin rất đơn giản đến những giải pháp sáng tạo, phức tạp.

-     Học hỏi phản xạ vô điều kiện: tạo ra liên kết giữa hai hay nhiều hơn các khái niệm mà không cần các điều kiện cho trước. Ví dụ khi xem quảng cáo Panadol trị đau đầu thì một người có thể gắn khái niệm mới là Panadol với một khái niệm cũ là thuốc đau đầu mà không cần có tác nhân hay một phần thưởng trực tiếp nào. Phần lớn các tình huống nỗ lực thấp đều sử dụng cách thức học hỏi này. Việc lặp lại một thông điệp đơn giản khiến người xem có thể thuộc nội dung cốt yếu. Thông qua học hỏi phản xạ vô điều kiện người tiêu dùng có thể thiết lập niềm tin về đặc điểm hay thuộc tính của sản phẩm mà không nhận thức về nguồn thông tin. Khi có nhu cầu hành động mua sẽ dựa trên những niềm tin này.

-     Học hỏi theo hình mẫu: cách thức điều chỉnh hành vi bản thân thông qua quan sát kết quả hành vi của người khác. Ví dụ người tiêu dùng có thể dự đoán kết quả của các hành động khác nhau không qua việc hình ảnh tưởng tượng tạo ra từ quảng cáo. Kiểu học hỏi này có thể diễn ra trong cả hai tình huống nỗ lực cao và thấp. Ví dụ ở tình huống nỗ lực cao ( đòi hỏi tư duy), người tiêu dùng mua một bộ quần áo công sở sau khi có việc làm, thông qua việc xem xét cách ăn mặc ở công sở của những người khác hoặc xem trên quảng cáo.

vLập luận

Lập luận thể hiện hình thức phức tạp nhất của học hỏi nhận thức. Trong tiến trình này cá nhân tư duy sáng tạo để tái cấu trúc và tái hợp các thông tin cũ và mới, kết quả là tạo ra những liên tưởng và khái niệm mới. Ví dụ, những quảng cáo thông tin đối với sản phẩm quan trọng nhắm đến tạo ra sự phù hợp với cách học hỏi lập luận ở người tiêu dùng.

TRẦN THANH HẢI – KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH