0236.3650403 (128)

Quyền năng mềm và hình ảnh cá nhân cho cán bộ quản lý


Quyền lực mềm (tiếng Anh: Soft Power) là một khái niệm do giáo sư người Mỹ Joseph Samuel Nye, Jr. ở đại học Harvard đưa ra lần đầu tiên trong một quyển sách phát hành năm 1990Bound to Lead: The Changing Nature of American Power. Ông giải thích rõ hơn về khái niệm này trong quyển sách phát hành năm 2004, Soft Power: The Means to Success in World Politics. Thuật ngữ này hiện được các nhà phân tích và chính trị gia sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.

Theo giáo sư Joseph NyeQuyền lực mềm là dùng khả năng giành được những thứ mình muốn thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những gì mình muốn. Ngược lại với quyền lực mềm là quyền lực cứng, theo đó quyền lực được thực hiện chủ yếu bằng cách đe dọa (như sa thải, kỷ luật…) và mua chuộc (như tăng lương, thăng cấp), còn quyền lực mềm thì đạt được những gì mình muốn bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của người khác, và qua đó khiến người khác mong muốn chính điều mà mình mong muốn. Đó là quyền lực mềm, thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục. Đối với một quốc gia, quyền lực mềm được tạo dựng trên 3 yếu tố: văn hóa quốc gia, giá trị quốc gia và chính sách của quốc gia đó

Quyền năng mềm của cá nhân chính là thương hiệu và sự tạo được ảnh hưởng của người đó với cộng đồng. Khác với “kỹ năng mềm”, thuần túy là kỹ thuật, có thể học được, “quyền lực mềm” phụ thuộc vào nội lực và giá trị lõi của mỗi cá nhân. Để có được sự ảnh hưởng đối với cộng đồng, người lãnh đạo phải có cái gì đó hấp dẫn, và đó phải là trải nghiệm. Nếu một người hời hợt, trống rỗng thì cũng không thể có tầm ảnh hưởng.

Việc xây dựng hình ảnh tích cực cho một lãnh đạo, cần phải gắn liền với hình ảnh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, với Steve Job, mỗi khi ông xuất hiện để tuyên bố về một sản phẩm mới, hình ảnh của cá nhân ông không hề thua kém một hãng thời trang cao cấp nào. Con người ông toát ra sự hấp dẫn bởi một cách nhìn rất tinh tế và đặc biệt là rất hợp với sản phẩm của ông, với những thiết kế rất riêng, rất cá tính. Nhờ đó, thương hiệu của ông và của doanh nghiệp hòa quyện vào nhau, cùng tôn nhau lên. 

Cũng như vậy, việc xây dựng hình ảnh của một doanh nghiệp cũng rất cần gắn liền với hình ảnh những cá nhân trong tổ chức, đặc biệt là người lãnh đạo. Nếu muốn doanh nghiệp trở thành công ty công nghệ hàng đầu thì bên cạnh những thương hiệu sản phẩm, cần phải có những “thương hiệu cá nhân” hàng đầu về công nghệ. 

Và hình ảnh của lãnh đạo, nếu không phải là chuyên gia công nghệ, thì phải là người giỏi tập hợp các chuyên gia, đặc biệt coi trọng phát triển công nghệ, có những chính sách, những hoạt động nhằm thu hút và khuyến khích phát triển công nghệ.

Giảng viên: Th.s Mai Thị Hồng Nhung